Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 8: Câu lệnh lặp
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 8: Câu lệnh lặp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 8: Câu lệnh lặp
Tên bài dạy CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH LẬP TRÌNH CƠ BẢN BÀI 8. CÂU LỆNH LẶP Môn học: Tin Học; Lớp: 10 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết được có hai loại cấu trúc lặp để mô tả thuật toán: lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước. Viết được câu lệnh lặp dạng for và dạng while trong Python 2. Năng lực: - Năng lực chung: + Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. - Năng lực riêng: + HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học. 3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Chuẩn bị Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi - Kiến thức đã học III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi - Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra - Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài ? Theo em, vì sao ngôn ngữ lập trình bậc cao nào cũng có câu lệnh để yêu cầu máy tính thực hiện lặp đi lặp lại một hoặc một số công việc? HS: trả lời câu hỏi 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc lặp trong mô tả thuật toán - Mục Tiêu: + Biết vận dụng cấu trúc lặp trong mô tả thuật toán - Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV - Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức - Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh 1. CẤU TRÚC LẶP TRONG MÔ TẢ THUẬT TOÁN Khi có một hay nhiều thao tác cần được thực hiện lặp lại một số lần liên tiếp trong quá trình thực hiện thuật toán thì cần dùng cấu trúc lặp. Có những thuật toán biết trước được số lần lặp của những thao tác cần lặp lại Có những thuật toán không biết trước được số lần lặp mà chỉ đến khi thực hiện thuật toán với những dữ liệu đầu vào cụ thể mới biết được Ví dụ 1: In ra màn hình máy tính 10 dòng “Xin chào Python” là thuật toán có cấu trúc lặp với số lần biết trước Ví dụ 2: Khi mô tả thuật toán cho máy tính hỏi và kiểm tra mật khẩu ta không tính trước được số lần máy tính yêu cầu nhập lại mật khẩu, bởi chừng nào mật khẩu nhập vào chưa đúng thì máy tính còn hỏi lại. Đây là thuật toán có cấu trúc lặp với số lần không biết trước * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Nêu đặt câu hỏi Với hai mẫu mô tả cấu trúc lặp ở Hình 1, em hãy mô tả hai thuật toán ở Ví dụ 1 và Ví dụ 2 HS: Thảo luận, trả lời * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu câu lệnh lặp với số lần lặp biết trước trong Python a) Mục tiêu: Nắm được cấu trúc, sự hoạt động của câu lệnh for b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh 2. CÂU LỆNH LẶP VỚI SỐ LẦN LẶP BIẾT TRƯỚC TRONG PYTHON Dạng câu lệnh: for biến_chạy in range(m, n): Khối lệnh cần lặp Trong đó: Hàm range(m, n) dùng để khởi tạo dãy số nguyên từ m đến n – 1 (với m < n). Trường hợp m = 0, hàm range(m, n) có thể viết gọn là range(n) Ví dụ 3: minh họa một câu lệnh for trong Python và kết quả thực hiện Ví dụ 4: Viết chương trình nhập từ bàn phím và tính tổng các số tự nhiên chia hết cho 3 nhỏ hơn n * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Em hãy đọc SGK và cho biết cấu trúc lệnh for viết như thế nào? HS: Thảo luận, trả lời HS: Lấy các ví dụ trong thực tế. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức Hoạt động 3: Tìm hiểu câu lệnh lặp với số lần lặp không biết trước trong Python a) Mục tiêu: Nắm được cấu trúc, sự hoạt động của câu lệnh while b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh 3. CÂU LỆNH LẶP VỚI SỐ LẦN LẶP KHÔNG BIẾT TRƯỚC TRONG PYTHON Dạng câu lệnh: while : Câu lệnh hay nhóm câu lệnh Trong đó: Điều kiện là biểu thức nhận giá trị logic là True hoặc False Ví dụ 5: Các phần mềm ứng dụng mang tính cá nhân thường dùng mật khẩu để xác nhận quyền sử dụng. Chương trình ở Hình 5 yêu cầu người dùng nhập mật khẩu. Người dùng sẽ được yêu cầu nhập lại cho đến khi nhập đúng mật khẩu (là HN123). Khi dữ liệu nhập vào đúng là “HN123” thì thông điệp “Bạn đã nhập đúng mật khẩu” xuất hiện trên màn hình. Ví dụ 6: Chương trình ở Hình 6 khi thực hiện sẽ in ra màn hình các số từ 1 đến 6. Điều kiện lặp là sodem 6 thì vòng lặp kết thúc. * Câu lệnh while cũng có thể thực hiện được cấu trúc lặp với số lần lặp biết trước * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Trong chương trình ở Ví dụ 6, em có thể dùng câu lệnh for thay cho câu lệnh while để chương trình khi chạy vẫn cho cùng kết quả được không? HS: Thảo luận, trả lời HS: Lấy các ví dụ trong thực tế. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Gv Cho HS nhắc lại KT: Hs: Nhắc lại các vấn đề đã học Bài 1: Em hãy dự đoán chương trình hình bên đưa ra màn hình những gì? 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung:. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Gv đưa câu hỏi về nhà: Bài 2: Trong các chương trình trò chơi truyền hình, người dẫn chương trình thường đếm ngược để bắt đầu trò chơi. Em hãy viết chương trình nhập vào một số nguyên n, sau đó in ra các giá trị từ n về 1 để mô phỏng quá trình đếm ngược (Hình 7) 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Hướng dẫn học bài cũ: - Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_10_canh_dieu_chu_de_f_bai_8_cau_lenh_lap.docx