Giáo án Tin Học 6 (Cánh Diều) - Chủ đề D, Bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Tin Học 6 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin Học 6 (Cánh Diều) - Chủ đề D, Bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin Học 6 (Cánh Diều) - Chủ đề D, Bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin
Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... BÀI 2. SỰ AN TOÀN VÀ HỢP PHÁP KHI SỬ DỤNG THÔNG TIN (1 TIẾT) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ: Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và tập thể, nêu được ví dụ minh họa. Nêu được một vài cách thông dụng để bảo vệ thông tin và tài khoản cá nhân Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp. 2. Năng lực tin học Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề . Năng lực tin học: Ứng xử phù hợp trong môi trường số. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu... 2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe Sản phẩm: Thái độ học tập của HS. Tổ chức thực hiện: GV đặt vấn đề: Ngày càng có nhiều thông tin cá nhân của người sử dụng được lưu trữ ở trên mạng. Nếu những thông tin này không được bảo vệ một cách thích hợp, kẻ xấu có thể thu thập, khai thác trái phép,có nhiều cá nhân, tổ chức giá trị tài sản trên mạng còn lớn hơn nhiều so với các tài sản hữu hình khác. Các doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu các thông tin hoặc hệ thống thông tin bị đánh cắp hay bị phá hoạiDo đó, bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách bảo vệ thông tin, chia sẻ thông tin cá nhân và tập thể an toàn và hợp pháp. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thông tin cá nhân và tập thể Mục tiêu: Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và tập thể, nêu được ví dụ minh họa. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời. Sản phẩm: Kết quả của HS Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Thông tin cá nhân và tập thể - GV lấy ví dụ cụ thể, dẫn dắt cho HS hiểu - Không được tùy tiện sử dụng được nội dung thông tin cá nhân và tập thể. thông tin cá nhân hay tập thể nếu - GV giải thích cho HS: không được phép. Những thông tin + Các em cần bảo mật không chỉ thông tin này được pháp luật bảo vệ. cá nhân của mình mà còn phải có ý thức HĐ1 bảo vệ thông tin cá nhân của người khác. 1) Đúng + Các cơ quan hay tổ chức cũng có những 2) Đúng thông tin định danh như tên, địa chỉ giao 3) Sai dịch, tài khoản ngân hàng, mật khẩu hòm thư điện tử. Những thông tin đó cũng được pháp luật bảo vệ. - GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 1 theo nhóm 4 – 6 HS. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS lắng nghe GV giảng bài, ghi chép nội dung chính. HS thảo luận, thực hiện hoạt động 1. Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận. Hoạt động 2: Bảo vệ thông tin cá nhân Mục tiêu: Nêu được một vài cách thông dụng để bảo vệ thông tin và tài khoản cá nhân. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 2. Bảo vệ thông tin cá nhân - GV cho HS đọc thông tin trong sgk, nêu - Cài đặt phần mềm chống virus ra một số cách để bảo vệ thông tin và tài - Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá khoản cá nhân nhân - GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2. - Không nhập mật khẩu khi có người - GV cho HS quan sát hình 2 và hình 3 xung quanh nhìn trộm hoặc máy không sgk, hỏi: Hình nào có sự bảo mật thông để chế độ ẩn mật khẩu. tin cao hơn? Tại sao? - Sử dụng mật khẩu mạnh. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HĐ2 HS đọc thông tin, đưa ra các cách bảo vệ tài khoản cá nhân. HS thảo luận, thực hiện hoạt động 2. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV gọi HS đứng dậy nêu cách bảo vệ, mỗi HS chỉ nêu một cách. GV gọi HS trình bày kết quả hoạt động 2. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Đúng Sai Đúng Hoạt động 3: Chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp Mục tiêu: Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 3. Chia sẻ thông tin một các an toàn và - GV cho HS đọc thông tin sgk hợp pháp - GV lấy ví dụ cụ thể để giải thích - Cần chọn lọc thông tin để tránh thông tin cho HS hiểu. sai sự thật, thông tin giả mạo, thông tin có Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ nội dung xấu. - HS đọc thông tin, đưa ra cách chia - Tránh vi phạm bản quyền. sẻ thông tin an toàn. HS nghe GV giảng giải, ghi ý chính vào vở. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày những cách chia sẻ thông tin an toàn. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chia sẻ thêm cho HS: Tin truyền miệng không đảm bảo độ tin cậy. Với nguồn thông tin như vậy mà một ai đó lại công bố rộng rãi trên mạng xã hội là phạm pháp luật, có thể phạm tội tung tin thất thiệt, sai sự thật. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời Sản phẩm: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 54 sgk. HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày: Bài 1: 1) Không an toàn. Nếu tài khoản email của Minh bị kẻ xuất nắm được thì email của Nam sẽ bị đọc trộm và vì vậy mật khẩu đăng nhập mạng xã hội của Nam cũng sẽ lọt vào tay kẻ xấu. Không nên chia sẻ mật khẩu với người khác. Việc Minh đăng tin lầ không hợp pháp nếu chưa được sự đồng ý của Nam. Dù mục đích của Minh là tốt nhưng việc công khai thông tin cá nhân của người khác mà họ chưa đồng ý là vi phạm pháp luật. Bài 2: Nên áp dụng biện pháp 1), 2), 4). Không nên áp dụng biện pháp 3). - GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra kết quả. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 54sgk. HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả: Vận dụng: Trang báo điện tử cung cấp thông tin đáng tin cậy như: Vnexpress.net, Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn.... Tự kiểm tra: Câu 1: Đó đều là những thông tin cá nhân. Những thông tin đó hỗ trợ việc tìm kiếm, phân biệt, định danh một cá nhân. Câu 2: Họ tên phụ huynh và địa chỉ nhà là những thông tin cá nhân. Câu 3: Mật khẩu tuy mạnh nhưng nếu dùng để đăng nhập cho nhiều tài khoản khác nhau sẽ khiến cho mật khẩu dễ bị khám phá hơn. Nếu mật khẩu bị lộ thì tất cả những tài khoản dùng mật khẩu đó đều bị chiếm đoạt. - GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài học.
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_6_canh_dieu_chu_de_d_bai_2_su_an_toan_va_hop.docx