Giáo án Toán Lớp 10 (Cánh diều) - Bài tập cuối chương VII

docx 9 trang phuong 18/11/2023 1181
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 10 (Cánh diều) - Bài tập cuối chương VII", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 10 (Cánh diều) - Bài tập cuối chương VII

Giáo án Toán Lớp 10 (Cánh diều) - Bài tập cuối chương VII
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG VII
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kĩ năng
Yêu cầu cần đạt
Stt
Kiến thức
+ Nhận biết khái niệm: tọa độ điểm, tọa độ vectơ, tích vô hướng của hai vectơ, VTCP – VTPT của đường thẳng, PT tham số - PT tổng quát của đường thẳng, góc giữa hai đường thẳng, đường elip, đường parabol, đường hyperbol.
+ Nhận biết được các công thức, phương trình toán học: tọa độ điểm, tọa độ vectơ, các phép toán vectơ, tích vô hướng của hai vectơ; góc giữa hai đường thẳng, khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, phương trình đường tròn, phương trình tiếp tuyến của đường tròn, pt đường elip, pt đường parabol, pt đường hyperbol.
+ Nhận biết được cách lập các phương trình đường thẳng, pt đường tròn, pt chính tắc đường elip, pt chính tắc đường parabol, pt chính tắc đường hyperbol cơ bản.
(1)
Kĩ năng
+ Tìm ra được mối liên hệ giữa các phần kiến thức: liên hệ giữa tọa độ điểm và tọa độ vectơ, VTCP – VTPT của đường thẳng, PT tham số - PT tổng quát của đường thẳng, đường thẳng và đường tròn, đường elip và đường hyperbol, 
(2)
+ Xác định được các thông số cơ bản: VTCP, VTPT, điểm thuộc đường thẳng khi biết phương trình đường thẳng, chuyển dạng phương trình đường thẳng và lập được PTĐT khi biết các yếu tố liên quan.
+ Xác định được tâm, bán kính, điểm thuộc đường tròn khi biết phương trình đường tròn và ngược lại.
+ Xác định được các thông số của elip, hyperbol, parabol khi biết phương trình của chúng và ngược lại.
+ Thực hiện được các phép toán: các phép toán vectơ, tích vô hướng của hai vectơ; góc giữa hai đường thẳng, khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.
(3)
+ Vận dụng tổng hợp các kiến thức toán để làm bài tập lớn.
+ Vận dụng các kiến thức về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng để biết các ứng dụng thực tế của chúng, giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn, thiết kế và tạo ra các sản phẩm ứng dụng.
(4)
2. Về năng lực: 
Năng lực
Yêu cầu cần đạt
Stt
Năng lực tư duy và lập luận toán học
+ Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản và mối liên hệ giữa chúng.
+ Mô hình hóa lớp bài toán tương tự: Phép toán vectơ, lập phương trình.
(5)
Năng lực giải quyết vấn đề toán học
+ Chuyển đổi giữa tọa độ điểm – tọa độ vectơ; VTCP – VTPT đường thẳng; PTTS – PTTQ của đường thẳng; bán kính mặt cầu – khoảng cách (giữa 2 điểm; từ 1 điểm đến 1 đường thẳng).
+ Phân biệt các đường conic và ứng dụng của chúng.
+ Mối liên hệ giữa các phép toán vectơ và VTTĐ, góc giữa 2 đường thẳng.
(6)
Năng lực mô hình hóa toán học.
Biết các ứng dụng thực tế của phương pháp tọa độ trong mặt phẳng, giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn, thiết kế và tạo ra các sản phẩm ứng dụng.
(7)
Năng lực tự chủ và tự học
+ Tự giải quyết các bài tập ở phần luyện tập và bài tập về nhà.
+ Luôn chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ của bản thân và của nhóm
(8)
Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
+ Nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp, đặc điểm và thái độ của đối tượng giao tiếp
+ Hiểu rõ được nhiệm vụ của nhóm, đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp
(9)
3. Về phẩm chất: 
Phẩm chất
Yêu cầu cần đạt
STT
Trách nhiệm
Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
(10)
Chăm chỉ
Tích cực phát biểu, xây dựng bài và tham gia các hoạt động nhóm
(11)
Nhân ái
Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác
(12)
II. Thiết bị dạy học và học liệu: 
1. Chuẩn bị của GV: Máy chiếu/TV, phiếu học tập, 
2. Chuẩn bị của HS: giấy A0, bút màu, máy tính xách tay có kết nối internet, điện thoại di động, .
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động
Mục tiêu
Nội dung
PPDH, KTDH
Sản phẩm
Công cụ đánh giá
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Hoạt động 1: Xác định vấn đề 
- Học sinh ôn tập các kiến thức cơ bản của chương 7.
- PPDH: Nêu vấn đề.
HS xác định nhiệm vụ học tập và định hướng các tài liệu/ vật dụng cần thiết.
Câu hỏi và đáp án
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Ôn tập kiến thức nền 
1, 2, 5, 10, 11, 12
- Ôn tập, hệ thống các kiến thức cơ bản của chương 7.
- Vẽ sơ đồ tư duy.
- Phương pháp: luyện tập, giải quyết vấn đề, trực quan.
- Kĩ thuật: chia nhóm; Trạm – chuyên gia.
- PHT cá nhân
- Poster nhóm
- Bảng điểm đánh giá chung.
Bảng điểm đánh giá chéo
Hoạt động 2.2: Phân dạng và phương pháp giải các dạng toán cơ bản
2, 3, 6, 8, 9, 10, 11, 12
- Phân dạng và phương
pháp giải các dạng toán
cơ bản.
- Vẽ sơ đồ tư duy.
- Phương pháp: luyện tập, giải quyết vấn đề, trực quan.
- Kĩ thuật: chia nhóm; Trạm – chuyên gia.
- PHT cá nhân
- Poster nhóm
- Bảng điểm đánh giá chung.
Bảng điểm đánh giá chéo
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động 3.1: Ôn tập Vectơ – Các phép toán vectơ
1, 2, 3, 5, 9, 10, 11, 12
+ Tìm ra được mối liên hệ giữa các phần kiến thức: liên hệ giữa tọa độ điểm và tọa độ vectơ .
+ Thực hiện được các phép toán: các phép toán vectơ, tích vô hướng của hai vectơ
+ Mô hình hóa lớp bài toán tương tự: Phép toán vectơ
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, luyện tập, giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: cặp đôi
- PHT của HS
- Bài chữa trên bảng.
Câu hỏi và đáp án ở PHT
Hoạt động 3.2:
Ôn tập Phương trình đường thẳng – Phương trình đường tròn
1, 2, 3, 5, 6, 9, 10, 11, 12
+ Tìm ra được mối liên hệ giữa các phần kiến thức: VTCP – VTPT của đường thẳng, PT tham số - PT tổng quát của đường thẳng, đường thẳng và đường tròn
+ Xác định các thông số cơ bản của đường thẳng, đường tròn khi biết PTĐT, pt đường tròn
+ Chuyển dạng phương trình đường thẳng 
+ Lập được PTĐT, PT đường tròn khi biết các yếu tố liên quan.
+ Thực hiện được các phép toán: góc giữa hai đường thẳng, khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.
+ Mối liên hệ giữa các phép toán vectơ và VTTĐ, góc giữa 2 đường thẳng.
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, luyện tập, giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: cặp đôi
- PHT của HS
- Bài chữa trên bảng.
Câu hỏi và đáp án ở PHT
Hoạt động 3.3:
Ôn tập Ba đường Conic
1, 2, 3, 5, 6, 9, 10, 11, 12
+ Xác định được các thông số của elip, hyperbol, parabol khi biết phương trình của chúng và ngược lại.
+ Phân biệt các đường conic và ứng dụng của chúng.
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, luyện tập, giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: cặp đôi
- PHT của HS
- Bài chữa trên bảng.
Câu hỏi và đáp án ở PHT
Hoạt động vận dụng
Hoạt động 4.1: Sưu tầm
1, 4, 6, 9, 10, 11, 12
Nhận biết, tìm tòi các ứng
dụng thực tế của kiến thức
đã học.
- Phương pháp: dạy học dự án.
- Kĩ thuật: chia nhóm, kỹ thuật 321.
- Video sản phẩm + thuyết trình
Bảng đánh giá chéo HS
Hoạt động 4.2:
Bài toán thực tế
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
Giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tế bằng các kiến thức đã học.
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, luyện tập, giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: cặp đôi, ghép nhóm.
- PHT của HS
- Bài chữa trên bảng.
Câu hỏi và đáp án ở PHT
Hoạt động 1: Xác định vấn đề (5 phút)
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Như trong bảng trên.
b) Tổ chức thực hiện: phương pháp dạy học nêu vấn đề.
b.1: Nội dung và giao nhiệm vụ: 
+ Theo dõi GV đặt vấn đề
+ ĐỊnh hướng nhiệm vụ học tập cá nhân.
+ Định hướng hệ thống kiến thức nền cần sử dụng.
+ Định hướng các tài liệu/ vật dụng cần thiết.
b.2: Thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm đạt được: 
	- HS làm việc cá nhân xác định nhiệm vụ học tập và định hướng các tài liệu/ vật dụng cần thiết.
b.3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi đại diện học sinh lên bảng trình bày câu trả lời của mình.
	- Các HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.
b.4: Kết luận, nhận định: 
	- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Ôn tập kiến thức nền (15 phút)
a) Mục tiêu: Như bảng trên.
b) Nội dung: Phương pháp: luyện tập, giải quyết vấn đề, trực quan; Kĩ thuật: chia nhóm; Trạm – chuyên gia.
b.1: Nội dung và giao nhiệm vụ: 
 * Nội dung:
+ Cá nhân hoàn thiện PHT số 1 – kiểm tra chéo
+ Nhóm (4HS/nhóm): Làm poster: Lập sơ đồ tư duy kiến thức toàn chương VII.
 + Trưng bày, đánh giá sản phẩm
* Giao nhiệm vụ:
+ HĐ cá nhân: Hoàn thành PHT số 1: Hệ thống lại các kiến thức cơ bản
+ HĐ cặp đôi: Kiểm tra chéo PHT số 1 (các HS chuyển bài cho bạn cùng cặp, đọc và dùng bút đỏ đánh dấu chỗ sai/còn thiếu và sửa/bổ sung).
+ Chữa bài – Phản biện (nếu có)
+ HĐ nhóm (4HS/1 nhóm: 2 hs bàn trên + 2 hs bàn dưới tương ứng): Lập sơ đồ tư duy
+ Ghim poster sản phẩm của nhóm lên bảng/ trình chiếu hình ảnh poster trên TV/màn chiếu.
+ Theo dõi các poster, nhận xét từng poster theo kỹ thuật 321, đánh giá cho điểm.
+ Phản hồi của các nhóm.
+ Tổng hợp đánh giá (bằng điểm trung bình cộng) kết quả hoạt động nhóm.
b.2: Thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm đạt được: 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
B1: Yêu cầu HS HĐ cá nhân: Hoàn thành PHT số 1: Hệ thống lại các kiến thức cơ bản
B2: Yêu cầu HS HĐ cặp đôi: Kiểm tra chéo PHT số 1 (các HS chuyển bài cho bạn cùng cặp, đọc và dùng bút đỏ đánh dấu chỗ sai/còn thiếu và sửa/bổ sung).
B3: Bốc thăm/gọi 3 HS đứng tại chỗ đọc câu trả lời trong PHT số 1 (3HS tương ứng với 3 phần trong PHT) – Gọi HS phản biện (nếu có)
B4: Yêu cầu HS HĐ nhóm (4HS/1 nhóm: 2 hs bàn trên + 2 hs bàn dưới tương ứng): Lập sơ đồ tư duy kiến thức toàn chương VII.
B5: Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên ghim poster sản phẩm của nhóm lên bảng/ trình chiếu hình ảnh poster trên TV/màn chiếu.
B6: Yêu cầu HS theo dõi các poster, các nhóm nhận xét từng poster theo kỹ thuật 321, đánh giá cho điểm từng poster, ghi vào bảng tổng hợp.
B7: Yêu cầu các nhóm cử đại diện phản hồi.
B8: Yêu cầu các nhóm tự tổng hợp đánh giá (bằng điểm trung bình cộng) kết quả hoạt động nhóm.
* Sản phẩm:
+ Hoàn thành PHT số 1 (cá nhân)
+ Hoàn thiện poster: Sơ đồ tư duy (nhóm)
+ Bảng điểm đánh giá (cả lớp)
b.3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV gọi lần lượt 3 HS đứng tại chỗ đọc câu trả lời trong PHT số 1 (3HS tương ứng với 3 phần trong PHT) – Gọi HS phản biện (nếu có)
	+ Các nhóm HS trưng bày poster, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học.
b.4: Kết luận, nhận định: 
	+ GV đánh giá ý thức học tập của từng HS, của từng nhóm HS, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
+ HS hệ thống được kiến thức nền và có được 1 sơ đồ tư duy ưng ý nhất.
	+ Dẫn dắt vào hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2.2: Phân dạng và phương pháp giải các dạng toán cơ bản (15 phút)
a) Mục tiêu: Như bảng trên
b) Nội dung: Phương pháp: luyện tập, giải quyết vấn đề, trực quan; Kĩ thuật: chia nhóm; Trạm – chuyên gia.
b.1: Nội dung và giao nhiệm vụ: 
 * Nội dung:
+ Cá nhân hoàn thiện PHT số 2.
+ Nhóm (4HS/nhóm): Làm poster: Lập sơ đồ tư duy phân dạng bài tập và phương pháp giải
+ Trưng bày, đánh giá sản phẩm.
* Giao nhiệm vụ: 
B1: HĐ cá nhân: Hoàn thành PHT số 2: Dự đoán các dạng toán thường gặp và phương pháp giải.
B2: HĐ nhóm (4HS/1 nhóm: 2 hs bàn trên + 2 hs bàn dưới tương ứng): Lập sơ đồ tư duy phân dạng bài tập và phương pháp giải
B3: Ghim poster sản phẩm của nhóm lên bảng/ trình chiếu hình ảnh poster trên TV/màn chiếu.
B4: Theo dõi các poster, nhận xét từng poster theo kỹ thuật 321, đánh giá cho điểm.
B5: Phản hồi của các nhóm.
B6: Tổng hợp đánh giá (bằng điểm trung bình cộng) kết quả hoạt động nhóm.
b.2: Thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm đạt được: 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
B1: Yêu cầu HS HĐ cá nhân: Hoàn thành PHT số 2: Dự đoán các dạng toán thường gặp và phương pháp giải.
B2: Yêu cầu HS HĐ nhóm (4HS/1 nhóm: 2 hs bàn trên + 2 hs bàn dưới tương ứng): Lập sơ đồ tư duy phân dạng bài tập và phương pháp giải
B3: Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên ghim poster sản phẩm của nhóm lên bảng/ trình chiếu hình ảnh poster trên TV/màn chiếu.
B4: Theo dõi các poster, nhận xét từng poster theo kỹ thuật 321, đánh giá cho điểm.
B5: Yêu cầu các nhóm cử đại diện phản hồi.
B6: Yêu cầu các nhóm tự tổng hợp đánh giá (bằng điểm trung bình cộng) kết quả hoạt động nhóm.
* Sản phẩm:
+ Hoàn thành PHT số 2 (cá nhân)
+ Hoàn thiện poster: Sơ đồ tư duy (nhóm)
+ Bảng điểm đánh giá (cả lớp)
b.3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV theo dõi, góp ý, trả lời các câu hỏi hỗ trợ HS.
	+ Các nhóm HS trưng bày poster, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học.
b.4: Kết luận, nhận định: 
	+ GV đánh giá ý thức học tập của từng HS, của từng nhóm HS, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
+ HS hệ thống được kiến thức nền và có được 1 sơ đồ tư duy ưng ý nhất.
	+ Dẫn dắt vào hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động 3.1: Ôn tập Vectơ – Các phép toán vectơ (10 phút)
a) Mục tiêu: Như bảng trên
b) Nội dung: Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, luyện tập, giải quyết vấn đề; Kĩ thuật: cặp đôi 
b.1: Nội dung và giao nhiệm vụ: 
B1: HĐ cá nhân: Hoàn thành PHT số 3: Ôn tập về Vectơ và các phép toán vectơ.
B2: HĐ cặp đôi: Kiểm tra chéo PHT số 3 (các HS chuyển bài cho bạn cùng cặp, đọc và dùng bút đỏ đánh dấu chỗ sai/còn thiếu và sửa/bổ sung).
B3: Chữa bài – Phản biện (nếu có)
b.2: Thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm đạt được: 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
B1: Yêu cầu HS HĐ cá nhân: Hoàn thành PHT số 3: Ôn tập về Vectơ và các phép toán vectơ.
B2: Yêu cầu HS HĐ cặp đôi: Kiểm tra chéo PHT số 3 (các HS chuyển bài cho bạn cùng cặp, đọc và dùng bút đỏ đánh dấu chỗ sai/còn thiếu và sửa/bổ sung).
B3: Gọi/bốc thăm 3 HS lên chữa 3 bài tập tương ứng trong PHT trên bảng – Gọi/bốc thăm 3 HS nhận xét, đánh giá từng bài chữa trên bảng.
* Sản phẩm:
+ PHT của HS 
+ Bài chữa trên bảng.
b.3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV theo dõi, góp ý, trả lời các câu hỏi hỗ trợ HS.
	+ HS chữa bài trên bảng, trong PHT của mình.
b.4: Kết luận, nhận định: 
	+ GV đánh giá ý thức học tập của từng HS, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
	+ Dẫn dắt vào hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3.2: Ôn tập Phương trình đường thẳng – Phương trình đường tròn (17 phút)
a) Mục tiêu: Như bảng trên
b) Nội dung: Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, luyện tập, giải quyết vấn đề; Kĩ thuật: cặp đôi 
b.1: Nội dung và giao nhiệm vụ: 
B1: HĐ cá nhân: Hoàn thành PHT số 4: Ôn tập về Phương trình đường thẳng – Phương trình đường tròn.
B2: HĐ cặp đôi: Kiểm tra chéo PHT số 4 (các HS chuyển bài cho bạn cùng cặp, đọc và dùng bút đỏ đánh dấu chỗ sai/còn thiếu và sửa/bổ sung).
B3: Chữa bài – Phản biện (nếu có)
b.2: Thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm đạt được: 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
B1: Yêu cầu HS HĐ cá nhân: Hoàn thành PHT số 4: Ôn tập về Phương trình đường thẳng – Phương trình đường tròn.
B2: Yêu cầu HS HĐ cặp đôi: Kiểm tra chéo PHT số 4 (các HS chuyển bài cho bạn cùng cặp, đọc và dùng bút đỏ đánh dấu chỗ sai/còn thiếu và sửa/bổ sung).
B3: Gọi/bốc thăm 4 HS lên chữa 4 bài tập tương ứng trong PHT trên bảng – Gọi/bốc thăm 4 HS nhận xét, đánh giá từng bài chữa trên bảng.
* Sản phẩm:
+ PHT của HS 
+ Bài chữa trên bảng.
b.3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV theo dõi, góp ý, trả lời các câu hỏi hỗ trợ HS.
	+ HS chữa bài trên bảng, trong PHT của mình.
b.4: Kết luận, nhận định: 
	+ GV đánh giá ý thức học tập của từng HS, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
	+ Dẫn dắt vào hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3.3: Ôn tập Ba đường Conic (10 phút)
a) Mục tiêu: Như bảng trên
b) Nội dung: Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, luyện tập, giải quyết vấn đề; Kĩ thuật: cặp đôi 
b.1: Nội dung và giao nhiệm vụ: 
B1: HĐ cá nhân: Hoàn thành PHT số 5: Ôn tập về Ba đường Conic.
B2: HĐ cặp đôi: Kiểm tra chéo PHT số 5 (các HS chuyển bài cho bạn cùng cặp, đọc và dùng bút đỏ đánh dấu chỗ sai/còn thiếu và sửa/bổ sung).
B3: Chữa bài – Phản biện (nếu có)
b.2: Thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm đạt được: 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
B1: Yêu cầu HS HĐ cá nhân: Hoàn thành PHT số 5: Ôn tập về Ba đường Conic.
B2: Yêu cầu HS HĐ cặp đôi: Kiểm tra chéo PHT số 5 (các HS chuyển bài cho bạn cùng cặp, đọc và dùng bút đỏ đánh dấu chỗ sai/còn thiếu và sửa/bổ sung).
B3: Gọi/bốc thăm 3 HS lên chữa 3 bài tập tương ứng trong PHT trên bảng – Gọi/bốc thăm 3 HS nhận xét, đánh giá từng bài chữa trên bảng.
* Sản phẩm:
+ PHT của HS 
+ Bài chữa trên bảng.
b.3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV theo dõi, góp ý, trả lời các câu hỏi hỗ trợ HS.
	+ HS chữa bài trên bảng, trong PHT của mình.
b.4: Kết luận, nhận định: 
	+ GV đánh giá ý thức học tập của từng HS, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
	+ Dẫn dắt vào hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 4: Vận dụng.
Hoạt động 4.1: Sưu tầm (8 phút)
a) Mục tiêu: Như bảng trên
b) Nội dung: Phương pháp: dạy học dự án; Kĩ thuật: chia nhóm, kỹ thuật 321.
b.1: Nội dung và giao nhiệm vụ: 
B1: HĐ nhóm (4HS/1 nhóm: 2 hs bàn trên + 2 hs bàn dưới tương ứng): Định hướng các ứng dụng thực tế của kiến thức đã học + sử dụng điện thoại di động/ máy tính xác tay có kết nối internet tìm kiếm hình ảnh/ thông tin liên quan đến các ứng dụng + Làm video ngắn giới thiệu (2-3 phút) + thuyết trình.
B2: Cử đại diện nhóm trình chiếu sản phẩm của nhóm (Trình chiếu trên TV/ màn chiếu) + thuyết minh – HS khác theo dõi, đánh giá (đánh giá theo thang 5 sao)
B3: Viết tổng kết cá nhân.
b.2: Thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm đạt được: 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
B1: Yêu cầu HS HĐ nhóm (4HS/1 nhóm: 2 hs bàn trên + 2 hs bàn dưới tương ứng): Làm video ngắn giới thiệu (2-3 phút) + chuẩn bị thuyết minh.
B2: Gọi/ bốc thăm 2 nhóm trình bày sản phẩm của mình (Trình chiếu trên TV/ màn chiếu) + Thuyết minh – Yêu cầu các HS khác theo dõi, đánh giá (đánh giá theo thang 5 sao)
B3: Yêu cầu HS HĐ cá nhân: Viết tổng kết cá nhân.
* Sản phẩm:
+ Video giới thiệu (nhóm)
+ Tổng kết cá nhân.
b.3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV theo dõi, hỗ trợ HS tìm kiếm, dựng video.
	+ HS trình chiếu video + thuyết minh giới thiệu.
b.4: Kết luận, nhận định: 
	+ GV đánh giá ý thức học tập của từng HS, từng nhóm HS, ghi nhận và tổng hợp kết quả, gọi ý trang wed tìm hiểu thêm: 
+ Các nhóm về nhà hoàn thiện tiếp các video, tổng hợp gửi video vào nhóm zalo lớp/ padlet,
	+ Dẫn dắt vào hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 4.2: Bài toán thực tế (10 phút)
a) Mục tiêu: Như bảng trên
b) Nội dung: Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, luyện tập, giải quyết vấn đề; Kĩ thuật: cặp đôi, ghép nhóm.
b.1: Nội dung và giao nhiệm vụ: 
B1: HĐ cá nhân: Đọc và định hướng cách làm bài tập/ các kiến thức liên quan trong PHT số 6: Bài toán thực tế
B2: HĐ nhóm: (4HS/1 nhóm: 2 hs bàn trên + 2 hs bàn dưới tương ứng): Xây dựng mô hình hóa toán học của bài toán trong PHT số 6 + Giải bài tập.
B3: Cử đại diện nhóm lên chữa bài trên bảng nếu được gọi/bốc thăm – Theo dõi, nhận xét, bổ sung nếu không trùng khớp với ý kiến của mình.
b.2: Thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm đạt được: 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
B1: Yêu cầu HS HĐ cá nhân: Đọc và định hướng cách làm bài tập/ các kiến thức liên quan trong PHT số 6: Bài toán thực tế
B2: Yêu cầu HS HĐ nhóm: Xây dựng mô hình hóa toán học của bài toán trong PHT số 6 + Giải bài tập.
B3: Gọi/bốc thăm 1 nhóm lên chữa bài trên bảng– Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có)
* Sản phẩm:
+ Mô hình toán học của bài toán
+ Hoàn thiện PHT số 6.
b.3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV theo dõi, hỗ trợ HS mô hình hóa toán học.
	+ HS chữa bài trên bảng, trong PHT của mình.
b.4: Kết luận, nhận định: 
	+ GV đánh giá ý thức học tập của từng HS, từng nhóm HS, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
	+ Tổng kết tiết học.
QUY ĐỊNH VỀ MẪU TRÌNH BÀY
Gõ trực tiếp trên file mẫu.
Phông chữ: Times New Roman, cỡ chữ: 12
Công thức gõ trên mathtype, cỡ chữ 12
Lề trên, dưới 1cm
Lề phải, trái: 1,5 cm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_10_canh_dieu_bai_tap_cuoi_chuong_vii.docx