Giáo án Toán Lớp 10 (Cánh diều) - Chương I, Bài 1: Mệnh đề toán học

docx 11 trang phuong 18/11/2023 1260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 10 (Cánh diều) - Chương I, Bài 1: Mệnh đề toán học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 10 (Cánh diều) - Chương I, Bài 1: Mệnh đề toán học

Giáo án Toán Lớp 10 (Cánh diều) - Chương I, Bài 1: Mệnh đề toán học
Trường:...................
Tổ:............................
Họ và tên giáo viên:
BÀI 1. MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC 
Môn học: Toán; Lớp:
Thời gian thực hiện: (3 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng:
Yêu cầu cần đạt
STT
Thiết lập và phát biểu được các mệnh đề toán học, bao gồm: mệnh đề phủ định; mệnh đề đảo; mệnh đề tương đương; điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.
(1)
Thiết lập và phát biểu được các mệnh đề có chứa kí hiệu ", $.
(2)
Xác định được tính đúng/sai của một mệnh đề toán học trong những trường hợp đơn giản.
(3)
2. Về năng lực; phẩm chất 
Phẩm chất
năng lực
Yêu cầu cần đạt
Stt
Năng lực toán học
Năng lực tư duy và lập luận toán học
Biết xác định một phát biểu có là mệnh đề, phủ định mệnh đề.
(4)
Năng lực giải quyết các vấn đề toán học
Phủ định một mệnh đề; xét tính đúng sai của mệnh đề có chứa kí hiệu ", $. Phủ định một mệnh đề có chứa kí hiệu ", $.
(5)
Năng lực mô hình hóa toán học
Phát biểu lại mệnh đề sử dụng điều kiện cần, điều kiện đủ.
(6)
Năng lực giao tiếp toán học
Chuyển ngôn ngữ giao tiếp thành ngôn ngữ toán
(7)
Năng lực chung
(12)
Năng lực tự chủ và tự học
Tự giải quyết các bài tập trắc nghiệm ở phần luyện tập và bài tập về nhà.
(8)
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Tương tác tích cực của các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác.
(9)
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã học
(10)
Phẩm chất 
Yêu nước
+) Tự giác, chủ động tiếp cận kiến thức để góp phần xây dựng đất nước
(11)
Nhân ái
Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác.
(12)
Chăm chỉ
Chăm chỉ xem bài trước ở nhà. 
(13)
Trung thực
Tự giác xem bài, làm bài ở nhà
(14)
Trách nhiệm
Trách nhiệm nêu các câu hỏi về vấn đề chưa hiểu. Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
(15)
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- KHBD, SGK.
- Máy chiếu, máy tính.
- Bài tập xác định tính đúng sai của phát biểu: để củng cố khái niệm mệnh đề.
- Bài tập củng cố cuối chủ đề; bài tập rèn thêm khi về nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, máy tính cầm tay 
III. Tiến trình dạy học
Lập bảng nêu tiến trình dạy học cụ thể 
Hoạt động
Mục tiêu
Nội dung
PPDH, KTDH
Sản phẩm
Công cụ đánh giá
Hoạt động mở đầu
Hoạt động 1: Xác định vấn đề 
Dẫn nhập vào bài học
Ý kiến của các em về phát biểu “Tất cả loài chim đều biết bay”?
Hỏi - đáp
Câu trả lời của HS. HS nào cho rằng sai phải đưa ra ví dụ chứng minh.
Sự đúng đắn trong câu trả lời của HS
Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Hình thành khái niệm “Mệnh đề toán học”
1, 3, 4, 9, 11, 12, 13, 14,15
Ý kiến của HS về phát biểu và tính đúng/sai của các phát biểu: 
P: " Việt Nam thuộc Châu Á”.	 Q: “2 + 3 = 6”	 R: “n chia hết cho 4”
-Khám phá, hợp tác
-Nhóm đôi
Câu trả lời của HS.
Sự đúng đắn trong câu trả lời của HS
Hoạt động 2.2: Hình thành khái niệm “Mệnh đề chứa biến”
1, 3, 4, 9, 11, 12, 13, 14,15
GV từ phát biểu R dẫn vào nội dung mới.
-Khám phá, giải quyết vấn đề, hợp tác
-Nhóm đôi
Câu trả lời của HS.
Sự đúng đắn trong câu trả lời của HS
Hoạt động 2.3: Phủ định của một mệnh đề
1, 3, 4, 8, 9, 11, 12, 13, 14,15
Nêu vấn đề: Bạn Kiên nói P: “23 là số nguyên tố”. Bạn Cường phản đối với ý kiến này và nói “23 không phải là số nguyên tố” . Có nhận xét gì về hai phát biểu của Kiên và Cường.
-Khám phá, giải quyết vấn đề, hợp tác
-Nhóm đôi
Câu trả lời của HS.
Lí luận câu trả lời của HS
Hoạt động 2.4: Mệnh đề kéo theo
1, 3, 4, 7, 8, 9, 11, 12, 13, 14, 15
Xét hai mệnh đề chứa biến: P: “Số tự nhiêm n chia hết cho 6”; Q: “Số tự nhiên n chia hết cho 3”. Và xét mệnh đề R: “Nếu số tự nhiên n chia hết cho 6 thì số tự nhiên n chia hết cho 3”.
-Khám phá, giải quyết vấn đề, hợp tác
-Nhóm bốn
Câu trả lời của HS.
Lí luận và phát biểu trong câu trả lời của HS
Hoạt động 2.5: Mệnh đề đảo – Hai mệnh đề tương đương
1, 3, 4, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15
Cho tam giác ABC. Xét mệnh đề dạng như sau: “Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tam giác ABC có ”. Phát biểu mệnh đề và xác định tính đúng sai của hai mệnh đề và .
-Khám phá, giải quyết vấn đề, hợp tác
-Nhóm bốn
Câu trả lời của HS.
Sản phẩm của HS
Mức độ nhớ bài, nhớ kiến thức của HS qua các phát biểu
Hoạt động 2.6:
Kí hiệu ", $
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15
Cho mệnh đề chứa biến “n chia hết cho 3” với n là số tự nhiên. Các phát biểu “Mọi số tự nhiên n đều chia hết cho 3”; “Tồn tại số tự nhiên n chia hết cho 3” có phải là mệnh đề không? Nếu là mệnh đề, hãy xác định tính đúng sai của mệnh đề đó?
-Khám phá, giải quyết vấn đề, hợp tác
-Nhóm bốn
Câu trả lời của HS.
HS biết làm tương tự, biết chuyển ngôn ngữ giao tiếp thành ngôn ngữ toán
Hoạt động luyện tập
Hoạt động 3.1: Luyện tập mệnh đề toán học - Mệnh đề chứa biến
1, 3, 4, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15
Luyện tập cho HĐ thông qua Phiếu học tập (Slide trình chiếu)
-Khám phá, giải quyết vấn đề, hợp tác
-Nhóm bốn
Bảng trả lời của các nhóm
Câu hỏi và đáp án
Hoạt động 3.2: Luyện tập thiết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề
1, 3, 4, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14,15
Các nhóm ra mệnh đề cho nhóm kế tiếp thiết lập mệnh đề phủ định và đánh giá theo mẫu
-Khám phá, giải quyết vấn đề, hợp tác
-Chia lớp thành 4 nhóm theo 4 dãy
Bảng trả lời của các nhóm
Dựa trên kết quả đánh giá của các nhóm
Hoạt động 3.3: Luyện tập mệnh đề kéo theo
1, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15
Giao bài tập qua phiếu học tập
-Khám phá, giải quyết vấn đề, hợp tác
-Chia lớp thành 4 nhóm theo 4 dãy
Bảng trả lời của các nhóm
Xác định đúng thứ tự các mệnh đề. Phát biểu trôi chảy đúng cấu trúc
Hoạt động 3.4: Luyện tập : Mệnh đề đảo – Hai mệnh đề tương đương
1, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15
Giao bài tập qua phiếu học tập
-Khám phá, giải quyết vấn đề, hợp tác
-Chia lớp thành 4 nhóm theo 4 dãy
Bảng trả lời của các nhóm
Xác định đúng thứ tự các mệnh đề. Phát biểu trôi chảy đúng cấu trúc
Hoạt động 3.5:
Luyện tập sử dụng các kí hiệu 
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14,15
Làm BT SGK
-Khám phá, giải quyết vấn đề, hợp tác
-Chia lớp thành 4 nhóm theo 4 dãy
Phần bài tập làm trong vở của HS
Phát biểu trôi chảy đúng cấu trúc
Hoạt động vận dụng
Hoạt động 4: Vận dụng
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13
Giao bài tập
-Khám phá, giải quyết vấn đề, hợp tác
-Hướng dẫn làm bài
Trả lời của HS
Đúng cấu trúc, đúng lôgic
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu 
a. Mục tiêu: Như nội dung ở bảng
b. Tổ chức thực hiện 
b.1. Nội dung và chuyển giao nhiệm vụ: Như nội dung ở bảng
b.2. Thực hiện : HS suy nghĩ cá nhân. 
 + Sản phẩm: Gọi ít nhất 2 HS trả lời sao cho có được hai câu trả lời khác nhau. Trường hợp cho rằng phát biểu sai thì phải cho ví dụ minh họa. HS nêu một số loài chim nhưng không biết bay sau đó GV chiếu hình ảnh minh họa về một số loài chim.
b.3. Báo cáo, thảo luận: Cá nhân nêu ý kiến. Phát biểu trên sai vì có những loài chim không biết bay như đà điểu, chim cánh cụt,....
b.4. Kết luận và đánh giá: Từ đó GV tổng kết “Phát biểu trên có từ “Tất cả” nghĩa là hết thảy các loài chim nên nếu phát biểu trên đúng thì tất cả các loài đều chim phải biết bay nhưng thực tế có những loài được gọi, xếp vào loài chim nhưng không biết bay. Vậy phát biểu trên là sai. Những phát biểu có tính chất hoặc đúng hoặc sai được gọi là mệnh đề. Vậy mệnh đề là gì? Nó có những tính chất gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về vấn đề đó”.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1. Hình thành khái niệm “Mệnh đề toán học”
a. Mục tiêu: Như nội dung ở bảng
b. Tổ chức thực hiện 
b.1. Nội dung và chuyển giao nhiệm vụ: Như nội dung ở bảng
b.2. Thực hiện : Các nhóm 2 HS liền kề thảo luận.
 + Sản phẩm: P đúng, Q sai và R không xác định được tính đúng sai của nó, phản biện cho phát biểu R: với thì n chia hết cho 4, với thì n không chia hết cho 4.
b.3. Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS bất kì trả lời
b.4. Kết luận và đánh giá: Qua câu trả lời của hs và cách hs lập luận để xác định R không phải là mệnh đề. GV giới thiệu các câu P và Q được gọi là mệnh đề, R không là mệnh đề. Đồng thời chốt kiến thức:
Mệnh đề là 1 câu khẳng định hoặc chỉ đúng, hoặc chỉ sai.
Mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.
Đặt tên mệnh đề bằng chữ cái in hoa, nội dung mệnh đề bỏ vào cặp ngoặc kép. (Hướng dẫn hs)
 - Những mệnh đề liên quan đến toán học (mệnh đề Q) được gọi là mệnh đề toán học
Hoạt động 2.2. Hình thành khái niệm “Mệnh đề chứa biến”
a. Mục tiêu: Như nội dung ở bảng
b. Tổ chức thực hiện 
b.1. Nội dung và chuyển giao nhiệm vụ: Xét câu: “n chia hết cho 4”. Tìm vài giá trị của n để câu trên là mệnh đề đúng, là mệnh đề sai?
b.2. Thực hiện : HS thảo luận cặp đôi, Kiểm tra với một số giá trị n cụ thể
 + Sản phẩm: câu trả lời của HS
b.3. Báo cáo, thảo luận: Với n là bội của 4 thì phát biểu đúng và n không là bội của 4 thì phát biểu là sai.
b.4. Kết luận và đánh giá: GV: Câu phát biểu này là mệnh đề chứa biến. Chốt kiến thức:
Một câu khẳng định chứa 1 hay nhiều biến mà giá trị đúng, sai của nó phụ thuộc vào giá trị cụ thể của các biến đó gọi là mệnh đề chứa biến.
Ta thường kí hiệu mệnh đề chứa biến n là P(n); mệnh đề chứa biến x, y là P(x,y); 
Hoạt động 2.3: Phủ định của một mệnh đề
a. Mục tiêu: Như nội dung ở bảng
b. Tổ chức thực hiện 
b.1. Nội dung và chuyển giao nhiệm vụ: Như nội dung ở bảng. Theo em ai nói đúng? Câu nói của Kiên và Cường khác nhau chỗ nào?
b.2. Thực hiện : Nhóm cặp đôi
 + Sản phẩm: Câu trả lời của HS: “23 là số nguyên tố”, “23 không phải là số nguyên tố”.
b.3. Báo cáo, thảo luận: Cá nhân BC: Kiên nói đúng. Cường thêm từ “không phải” vào trước từ “là”.
b.4. Kết luận và đánh giá: GV: Để bác bỏ, phủ nhận ý kiến “P” ta thêm vào hoặc bớt ra từ “không”, “không phải” trước vị ngữ của P.
P là phát biểu đúng nên là mệnh đề. Phát biểu của Cường là sai nên là mệnh đề. Mệnh đề này phủ định lại mệnh đề P, kí hiệu là . Chốt kiến thức: đúng khi P sai ; sai khi P đúng;
Hoạt động 2.4: Mệnh đề kéo theo
a. Mục tiêu: Như nội dung ở bảng
b. Tổ chức thực hiện 
b.1. Nội dung và chuyển giao nhiệm vụ: Như nội dung ở bảng. Nhận xét về cách phát biểu mệnh đề R ?
b.2. Thực hiện : HS thảo luận theo bàn
 + Sản phẩm: Nếu số tự nhiên n chia hết cho 6 thì n chia hết cho cả 2 và 3 nên n chia hết cho 3.
b.3. Báo cáo, thảo luận: Cá nhân BC: R là mệnh đề đúng
 b.4. Kết luận và đánh giá: GV chốt: 
 Cho hai mệnh đề P, Q. Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo. Kí hiệu . Một số cách phát biểu khác của mệnh đề : “P suy ra Q”; “P kéo theo Q”; “Vì P nên Q”
 Mệnh đề sai khi P đúng và Q sai và đúng trong các trường hợp còn lại.
 Nhận xét: Các định lí toán học là những mệnh đề đúng và thường phát biểu ở dạng mệnh đề kéo theo . Khi đó ta nói : 
 P là giả thiết, Q là kết luận của định lí, hay P là điều kiện đủ để có Q, hoặc Q là điều kiện cần để có P.
 VD cho HĐ 2.4:
Xem VD5 (SGK)
Hãy phát biểu một định lí toán học ở dạng mệnh đề kéo theo 
Cho mệnh đề “Tam giác ABC cân có một góc bằng là tam giác đều.” Phát biểu mđ dạng điều kiện cần, đk đủ.
+ HS thảo luận, trả lời
 + GV nhận xét: Tam giác ABC cân có một góc bằng 600 là điều kiện đủ để nó là tam giác đều; Tam giác ABC đều là điều kiện cần để nó là tam giác cân có một góc bằng 600.
Hoạt động 2.5: Mệnh đề đảo – Hai mệnh đề tương đương
a. Mục tiêu: Như nội dung ở bảng
b. Tổ chức thực hiện 
b.1. Nội dung và chuyển giao nhiệm vụ: Như nội dung ở bảng. 
b.2. Thực hiện : Cá nhân nêu ý kiến trên hiểu biết hoặc trao đổi thêm với bạn cùng bàn..
 + Sản phẩm: Cả hai mệnh đề và đều đúng.
b.3. Báo cáo, thảo luận: Cá nhân BC:
 b.4. Kết luận và đánh giá: GV chốt: 
Mệnh đề được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề 
Nếu cả hai mệnh đề và đều đúng thì ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương, kí hiệu . Và có thể phát biểu ở những dạng như : “P tương đương Q”; “P là điều kiện cần và đủ để có Q”; “P nếu và chỉ nếu Q”; “P khi và chỉ khi Q”.
Trong toán học, những câu khẳng định đúng phát biểu ở dạng cũng được coi là mệnh đề toán học, gọi là mệnh đề tương đương.
VD cho HĐ 2.5:
Xem VD6 (SGK)
Cho tam giác ABC. Từ các mệnh đề: P: “tam giác ABC đều”; Q: “Tam giác ABC cân và có một góc bằng 600” hãy phát biểu hai mệnh đề và và xác định tính đúng/sai của mỗi mệnh đề đó. Nếu cả hai mệnh đề đều đúng, hãy phát biểu mệnh đề tương đương
+ HS thảo luận, trình bày
 + GV nhận xét
Hoạt động 2.6: Kí hiệu ", $
a. Mục tiêu: Như nội dung ở bảng
b. Tổ chức thực hiện 
b.1. Nội dung và chuyển giao nhiệm vụ: Như nội dung ở bảng. 
b.2. Thực hiện : Thảo luận nhóm theo bàn
 + Sản phẩm: Cả hai phát biểu đều là mệnh đề . Mệnh đề thứ nhất sai, mệnh đề thứ hai đúng
b.3. Báo cáo, thảo luận: Cá nhân BC: Cả hai đều là mệnh đề. Mệnh đề thứ nhất sai, mệnh đề thứ hai đúng.
b.4. Kết luận và đánh giá: GV chốt:
Giới thiệu cách viết các mệnh đề với các kí hiệu ", $ và cách xét tính đúng sai của các mệnh đề chứa các kí hiệu này: 
	Mệnh đề “” SAI khi chỉ ra được một phần tử để SAI.
	Mệnh đề “” ĐÚNG khi chỉ ra được một phần tử để ĐÚNG.
Giới thiệu cách viết và phát biểu mệnh đề phủ định của các mệnh đề chứa các kí hiệu ", $:
Cho mệnh đề “P(x), ”. 
+ Phủ định của mệnh đề “” là mệnh đề “”.
+ Phủ định của mệnh đề “” là mệnh đề “”.
	Luyện tập – vận dụng cho HĐ 2.6:
Xem VD7,8,9 (SGK)
Phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề sau và cho biết tính đúng/ sai của nó
P: “Tồn tại số nguyên chia hết cho 3”.
Q: “Mọi số thập phân đều viết được dưới dạng phân số”.
+ HS thảo luận, trình bày
 + GV nhận xét: : “Mọi số nguyên đều không chia hết cho 3” – S; : “Tồn tại số thập phân không viết được dưới dạng phân số” - Đ
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động 3.1. Luyện tập mệnh đề toán học - Mệnh đề chứa biến
a. Mục tiêu: Như nội dung ở bảng
b. Tổ chức thực hiện 
b.1. Nội dung và chuyển giao nhiệm vụ: Như nội dung ở bảng
Tùy theo tốc độ học sinh hiểu bài mà GV đưa ra số lượng câu luyện tập. Câu tô màu đưa lên trước
Xét tính Đ-S của các phát biểu sau. Cho biết phát biểu nào là mệnh đề toán học, phát biểu nào là mệnh đề chứa biến.
Nội dung các phát biểu
Đ-S
MĐ chứa biến
Bạn có thích học toán không?
Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng đồng dạng và có 1 cạnh bằng nhau.
Một tam giác là vuông khi và chỉ khi nó có một góc bằng tổng 2 góc kia.
Trong đường tròn hai dây bằng nhau căng 2 cung bằng nhau
.
Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.
Nếu một tam giác có một góc thì tam giác đó là tam giác vuông.
Nếu a chia hết cho 9 thì a chia hết cho 3.
Nếu thì .
17 là số nguyên tố.
Số là số hữu tỉ.
Dơi không phải là loài chim.
Số 12 chia hết cho 3.
Hà Nội là thủ đô của Thái Lan.
Việt nam là một nước thuộc châu Á.
Hôm nay trời đẹp quá!
b.2. Thực hiện : HS trả lời theo bảng
 + Sản phẩm: HS trả lời trực tiếp
b.3. Báo cáo, thảo luận: gọi HS bất kì trả lời
 b.4. Kết luận và đánh giá: GV nhận xét các câu trả lời của HS và chốt kiến thức:
Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng, hoặc sai. Một mệnh đề không thể vừa đúng , vừa sai.
Những câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến không phải là mệnh đề.
Những mệnh đề liên quan đến toán học được gọi là mệnh đề toán học
Một câu khẳng định chứa 1 hay nhiều biến mà giá trị đúng, sai của nó phụ thuộc vào giá trị cụ thể của các biến đó gọi là mệnh đề chứa biến.
BTVN : 1(SGK)
Hoạt động 3.2. Luyện tập thiết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề
a. Mục tiêu: Như nội dung ở bảng
b. Tổ chức thực hiện 
b.1. Nội dung và chuyển giao nhiệm vụ: Như nội dung ở bảng
b.2. Thực hiện: Thảo luận theo nhóm. Chia thành 4 nhóm. GV giao mỗi nhóm một phiếu
 + Sản phẩm: Đề bài, lời giải, nhận xét, chấm điểm của các nhóm trên phiếu học tập.
Mỗi nhóm tự ra 1 bài tập cho nhóm khác giải
Nhóm ra đề: nhóm 1
Nhóm giải: nhóm 2
Nhóm nhận xét: nhóm 3
Đề bài:
Lời giải:..
Nhận xét:.
Các nhóm viết đề bài vào phiếu học tập.
Các nhóm chuyển đề bài sang nhóm khác theo quy tắc vòng tròn: nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3.
Các nhóm giải vòng tròn ( tức là nhóm 2 giải nhóm 1, nhóm 3 giải nhóm 2,., nhóm 1 giải nhóm 6)
Giáo viên theo dõi các nhóm hoạt động, giải đáp thắc mắc khi cần thiết.
b.3. Báo cáo, thảo luận: Các nhóm viết đề bài vào phiếu học tập.
Các nhóm chuyển đề bài sang nhóm khác theo quy tắc vòng tròn: nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3.
Các nhóm giải vòng tròn ( tức là nhóm 2 giải nhóm 1, nhóm 3 giải nhóm 2,., nhóm 1 giải nhóm 6)
Giáo viên theo dõi các nhóm hoạt động, giải đáp thắc mắc khi cần thiết.
b.4. Kết luận và đánh giá: Giáo viên chốt và nhận xét hoạt động của học sinh: trình bày có khoa học không? Học sinh thuyết trình có tốt không? Học sinh giải đáp thắc mắc câu hỏi của các bạn khác có hợp lí không? Có lỗi sai về kiến thức không?
Hoạt động 3.3: Luyện tập mệnh đề kéo theo
a. Mục tiêu: Như nội dung ở bảng
b. Tổ chức thực hiện 
b.1. Nội dung và chuyển giao nhiệm vụ: Phát phiếu bài tập 1,2 hoặc trình chiếu bài tập
Bài 1: Phát biểu các mệnh đề sau bằng cách sử dụng khái niệm “điều kiện cần”, “điều kiện đủ”.
a) Nếu một số tự nhiên có chữ số tận cùng là chữ số 5 thì nó chia hết cho 5.
b) Nếu thì một trong hai số và là số dương.
c) Nếu một số tự nhiên chia hết cho 9 thì nó chia hết cho 3.
d) Nếu và cùng chia hết cho thì chia hết cho .
e) Nếu thì .
f) Nếu hai tam giác bằng nhau thì chúng có diện tích bằng nhau.
g) Nếu một tứ giác là hình bình hành thì nó có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
h) Nếu thì .
 i) Nếu một hình thoi có hai đường chéo bằng nhau thì nó là hình vuông. 
Bài 2: Bài 3 (SGK)
b.2. Thực hiện : Chia 4 nhóm 
 + Sản phẩm: Bài 1: trả lời trực tiếp; bài 3(SGK): ghi vào vở
b.3. Báo cáo, thảo luận: Gọi HS bất kì trả lờ
b.4. Kết luận và đánh giá: Nhận xét bài làm và cho điểm
Hoạt động 3.4: Luyện tập : Mệnh đề đảo – Hai mệnh đề tương đương
a. Mục tiêu: Như nội dung ở bảng
b. Tổ chức thực hiện 
b.1. Nội dung và chuyển giao nhiệm vụ: 
Bài 1: Phát biểu mệnh đề dảo của các mệnh đề sau và cho biết tính Đ/ S của chúng
a) Nếu một số tự nhiên có chữ số tận cùng là chữ số 5 thì nó chia hết cho 5.
b) Nếu thì một trong hai số và là số dương.
c) Nếu một số tự nhiên chia hết cho 9 thì nó chia hết cho 3.
d) Nếu và cùng chia hết cho thì chia hết cho .
e) Nếu thì .
f) Nếu hai tam giác bằng nhau thì chúng có diện tích bằng nhau.
g) Nếu một tứ giác là hình bình hành thì nó có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
h) Nếu thì .
i) Nếu một hình thoi có hai đường chéo bằng nhau thì nó là hình vuông.
Bài 2:
Cho các mệnh đề : P: “a và b chia hết cho c”; Q: “a+b chia hết cho c”. Hãy phát biểu mệnh đề đảo của mệnh đề và cho biết tính đúng/sai của mệnh đề này?
Bài 3: Bài 4(SGK)
b.2. Thực hiện: HS trả lời bằng phiếu
 + Sản phẩm : Trả lời trực tiếp bài 1, 2; Ghi bài 4(SGK) vào vở
b.3. Báo cáo, thảo luận: Gọi HS bất kì trả lời
b.4. Kết luận và đánh giá
GV nhận xét và lưu ý: mệnh đề đảo của một mệnh đề đúng không nhất thiết là đúng
Hoạt động 3.5: Luyện tập sử dụng các kí hiệu 
a. Mục tiêu: Như nội dung ở bảng
b. Tổ chức thực hiện 
b.1. Nội dung và chuyển giao nhiệm vụ: Bài tập 5,6,7 (SGK)
b.2. Thực hiện : HS thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm 1 bài. Nhóm còn lại phản biện. Ghi vào vở
 + Sản phẩm: Kiểm tra kết quả và kĩ năng trình bàycả kĩ năng
b.3. Báo cáo, thảo luận: Mỗi nhóm cử HS trình bày
b.4. Kết luận và đánh giá: GV nhận xét, đánh giá kĩ năng tính toán và chốt kiến thức
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học
b. Tổ chức thực hiện 
b.1. Nội dung và chuyển giao nhiệm vụ: 
Bài 1: Phát biểu thành lời mỗi mệnh đề sau và xét tính đúng/sai của nó:
Bài 2: Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và xét tính đúng / sai của nó:
: n chia hết cho n 
 d. 
b.2. Thực hiện : HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. Yêu cầu HS trình bày vào vở
 + Sản phẩm: Kiểm tra vở HS 
b.3. Báo cáo, thảo luận: Học sinh đến lớp nộp vở bài làm của mình cho giáo viên
b.4. Kết luận và đánh giá: GV chọn một số HS nộp bài làm vào buổi học tiếp theo; nhận xét (và có thể cho điểm cộng – đánh giá quá trình)
GV tổng hợp từ một số bài nộp của HS và nhận xét, đánh giá chung để các HS khác tự xem lại bài của mình.
Thông qua bảng kiểm: Đánh giá kết quả học tập thông qua bảng kiểm 
Yêu cầu
Có
Không
Đánh giá năng lực
Học sinh có tự giác làm bài tập ở nhà
Tự học, tự chủ
Có giải quyết được vấn đề
Giải quyết vấn đề
Hướng dẫn chuẩn bị bài học sau:
H1: Hãy nêu cách cho tập hợp, nêu khái niệm tập hợp rỗng và kí hiệu?
H2: Hãy nêu khái niệm tập hợp con? Cho ví dụ minh họa?
H3: Hãy nêu khái niệm hai tập hợp bằng nhau?
Sơn và Thu viết tập hợp các số chính phương nhỏ hơn 100 như sau:
Sơn: 
Thu: là số chính phương; 
Hỏi bạn nào viết đúng?
RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY:
XÁC NHẬN CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_10_canh_dieu_chuong_i_bai_1_menh_de_toan_ho.docx