Giáo án Toán Lớp 10 (Cánh diều) - Chương II, Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

docx 7 trang phuong 18/11/2023 1250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 10 (Cánh diều) - Chương II, Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 10 (Cánh diều) - Chương II, Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Giáo án Toán Lớp 10 (Cánh diều) - Chương II, Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Ngày soạn: 12/9/2022
Ngày dạy:
CHƯƠNG II 
BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
BÀI 1: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
	+) Nhận biết bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
	+) Biết biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ.
	 	 +) Vận dụng kiến thức về bất phương trình bậc nhất hai ẩn vào giải quyết bài toán thực tiễn.
2. Về năng lực: 
Năng lực
YCCĐ
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Năng lực tư duy và lập luận toán học
+) Từ tình huống thực tế, biết tư duy, suy luận đưa về bài toán quen thuộc để giải.
+) Từ kết quả tìm được của bài toán, biết suy luận để kết luận tình huống thực tế.
Năng lực giải quyết vấn đề toán học
+) Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. 
+) Phân tích được các tình huống trong học tập, quy lạ về quen.
Năng lực mô hình hóa toán học.
+) Thông qua các bài toán thực tiễn (bài toán tình huống mở đầu vé xem phim, bài toán chi phí thuê xe)
+) Thấy được toán học gắn liền với cuộc sống.
NĂNG LỰC CHUNG
Năng lực tự chủ và tự học
+) Học sinh tự giác nghiên cứu bài ở nhà theo sự hướng dẫn của GV.
+) Chủ động tìm tòi khám phá thêm kiến thức qua internet.
Năng lực giao tiếp và hợp tác
+) Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm. 
+) Diễn đạt ngôn ngữ toán học một cách gãy gọn và chính xác.
3. Về phẩm chất: 
Trách nhiệm
+) Có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+) Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Nhân ái
+) Có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
II. Thiết bị dạy học và học liệu: Máy chiếu, phiếu học tập, giấy màu, giấy A0, bút lông, kéo.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Tiếp cận với bài toán quy hoạch tuyến tính đơn giản để hình thành kiến thức mới.
b) Nội dung: GV hướng dẫn, tổ chức học sinh tìm tòi các kiến thức mới liên quan bài học.
H1- Giáo viên giới thiệu bài toán thực tế có liên quan đến sự tối ưu để khơi gợi cho học sinh sự tò mò, khám phá vấn đề.
H2- Giáo viên hướng dẫn lời giải phần đầu cho học sinh để học sinh có sự hình thành kiến thức về dạng của bất phương trình bâc nhất hai ẩn, cũng như tìm ra cách gọi ẩn số, biểu diễn các ẩn theo giả thiết đã cho.
c) Sản phẩm: 
Câu trả lời của HS
L1- Học sinh chú ý lắng nghe, theo dõi và ghi chép các kiến thức mới..
L2- Học sinh trả lời từng ý theo sự hướng dẫn của giáo viên để viết ra được một dạng biểu thức có chứa hai ẩn (có thể có học sinh biết câu trả lời và cũng có học sinh không trả lời được đáp án).
d) Tổ chức thực hiện: 
 Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV giới thiệu một bài toán thực tế về sự tối ưu trong lĩnh vực kinh tế.
Bài toán: Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, một rạp chiếu phim phục vụ các khán giả một bộ phim hoạt hình. Vé được bán ra có hai loại:
Loại 1 (dành cho trẻ từ 6 – 13 tuổi): 50.000 đồng/vé
Loại 2 (dành cho người trên 13 tuổi): 100.000 đồng/vé
Người ta tính toán rằng, để không phải bù lỗ thì số tiền vé thu được ở rạp chiếu phim này phải đạt tối thiểu 20 triệu đồng.
Hỏi số lượng vé bán được trong những trường hợp nào thì rạp chiếu phim phải bù lỗ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe, theo dõi, ghi chép. 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Gọi là số vé loại 1 bán được và là số vé loại 2 bán được.
- GV hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức bằng cách gọi ra các ẩn phù hợp cho bài toán, hướng dẫn học sinh biểu diễn các ẩn theo các giả thiết đã biết để học sinh có sự hình thành kiến thức về dạng của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
- Các học sinh khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.
Câu trả lời: Ta có biểu thức tính số tiền bán vé thu được là 
 Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
 - Dẫn dắt vào bài mới. 
 Đặt vấn đề: Dạng của bất phương trình bậc nhất hai ẩn là gì?
 Cách biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1:
I. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
a) Mục tiêu: Nắm được khái niệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn, nhận dạng được bất phương trình bậc nhất hai ẩn và xác định được nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn
b) Nội dung: Đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau
H1: Các số nguyên không âm phải thỏa mãn điều kiện gì để số tiền bán vé thu được đạt tối thiểu 20 triệu đồng?
H2: Nếu số tiền bán vé thu được nhỏ hơn 20 triệu đồng thì và thỏa mãn điều kiện gì?
H3: Nêu khái niệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của nó. Cho ví dụ minh họa.
c) Sản phẩm:
L1: Ta xác định sao cho biểu thức hay .
L2: Ta xác định sao cho biểu thức hay .
L3: BPT bậc nhất hai ẩn có dạng tổng quát là: trong đó .
Nghiệm của bất phương trình là cặp số sao cho khi thay vào bất phương trình ta được một mệnh đề đúng .
Ví dụ: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có một nghiệm là .
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao
GV: Cho học sinh đọc sách giáo khoa, nêu câu hỏi. 
HS: Đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi.
Thực hiện
Cá nhân học sinh thực hiện.
Giáo viên theo dõi, hướng dẫn và gọi học sinh lên bảng trình bày.
Báo cáo thảo luận
Học sinh trả lời câu hỏi
L1: Ta có biểu thức tính số tiền bán vé thu được là 
Để số tiền bán vé thu được đạt tối thiểu 20 triệu đồng thì các số nguyên không âm phải thỏa mãn điều kiện 
 hay .
Học sinh khác nhận xét.
L2: Nếu số tiền bán vé thu được nhỏ hơn 20 triệu đồng thì và thỏa mãn điều kiện hay .
Học sinh khác nhận xét.
L3: BPT bậc nhất hai ẩn có dạng tổng quát là: trong đó .
Nghiệm của bất phương trình là cặp số sao cho khi thay vào bất phương trình ta được một mệnh đề đúng .
Ví dụ: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có một nghiệm là .
Giáo viên theo dõi học sinh thực hiện.
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
Giáo viên nhận xét bài làm và các ý kiến phát biểu của tất cả học sinh.
Giáo viên chốt kiến thức: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm.
Giáo viên chuyển ý vào phần Biểu diễn miền nghiệm.
Đánh giá hoạt động này bằng BẢNG KIỂM vào thời điểm hoàn thành nội dung, tại lớp học.
NỘI DUNG
YÊU CẦU
XÁC NHẬN
Có
Không
Nhận dạng bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Nhận dạng được bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Biết cho ví dụ về bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Nhận biết được nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Chỉ ra được nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Luyện tập cho HĐ thông qua Phiếu học tập (Slide trình chiếu)
Câu 1: Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
Câu 2: Cho bất phương trình bậc nhất hai ẩn . Cặp số nào sau đây là một nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên?
 b) 
Câu 3: Cho bật phương trình bậc nhất hai ẩn 
a) Hãy chỉ ra ít nhất hai nghiệm của bất phương trình trên
b) Với , có bao nhiêu giá trị của thỏa mãn bất phương trình đã cho?
Hoạt động 2.2:
II. BIỂU DIỄN HÌNH HỌC MIỀN NGHIỆM CỦA BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
a) Mục tiêu: Biểu diễn được miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
b) Nội dung:Thực hiện giải quyết các câu hỏi sau
H1:
H2: Nêu khái niệm miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
H3: Nêu các bước biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
H4: 
Biểu diền miền nghiệm của bất phương trình trên mặt phẳng tọa độ.
H5: Giải bài toán ở tình huống mở đầu.
c) Sản phẩm:+/ Các câu trả lời của HS ở H1, H2, H3
 +/ Bảng trả lời của nhóm HS ở H4,H5
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao
+/ HS đọc SGK trả lời H1, H2, H3
	+/ GV cho HS hoạt động nhóm( mỗi nhóm 4-6 em) thực hiện H4, H5
Thực hiện
 +/ GV cho HS trả lời H1 sau đó dẫn ra khái niệm miền nghiệm của bpt , từ đó yêu cầu HS trả lời H2.
 +/ GV gọi Hs trả lời H3.
+/ HS thảo luận và hoạt động theo nhóm thực hiện H4,H5 trình bày sản phẩm vào bảng phụ. GV quan sát theo dõi và giúp đỡ các em thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo thảo luận
Cử 1-2 nhóm thuyết minh sản phẩm, các nhóm khác thảo luận, phản biện.
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
GV đánh giá và hoàn thiện, phần cho HS thảo luận nhóm GV đánh giá qua bảng kiểm
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Thực hiện được cơ bản các dạng bài tập trong SGK: Làm được bài tập biểu diễn hình học miền nghiệm của BPT bậc nhất hai ẩn.
b) Nội dung: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Trong các bất phương trình sau, bất phương trình nào là bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 2. Trong các cặp số sau đây, cặp nào không thuộc nghiệm của bất phương trình: 
 A. B. C. 	 D. 
Câu 3: Miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng chứa điểm 
	A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 4. Miền nghiệm của bất phương trình là phần mặt phẳng không chứa điểm nào?
A. .	B. .	C. .	D. .
 Câu 5. Miền nghiệm của bất phương trình là
A. 	B. 
C. 	D. 
c) Sản phẩm: học sinh thể hiện trên bảng nhóm kết quả bài làm của mình.
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao
GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu học tập 1
HS: Nhận nhiệm vụ,
Thực hiện
 GV: điều hành, quan sát, hỗ trợ 
HS: 4 nhóm tự phân công nhóm trưởng, hợp tác thảo luận thực hiện nhiệm vụ. Ghi kết quả vào bảng nhóm.
Báo cáo thảo luận
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đưa ra ý kiến phản biện để làm rõ hơn các vấn đề.
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.
Hướng dẫn HS chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo.
 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.
a) Mục tiêu: Giải quyết bài toán ứng dụng bất phương trình bậc nhất hai ẩn trong thực tế.
b) Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
c) Sản phẩm: Sản phẩm trình bày của 4 nhóm học sinh
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao
GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu học tập số 2 vào cuối tiết học của bài
HS: Nhận nhiệm vụ,
Thực hiện
Các nhóm HS thực hiện tìm tòi, nghiên cứu và làm bài ở nhà .
Chú ý: Việc tìm kết quả tích phân có thể sử dụng máy tính cầm tay
Báo cáo thảo luận
HS cử đại diện nhóm trình bày sản phẩm vào đầu tiết sau
 Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đưa ra ý kiến phản biện để làm rõ hơn các vấn đề.
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất. 
- Chốt kiến thức tổng thể trong bài học.
- Hướng dẫn HS về nhà tự xây dựng tổng quan kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_10_canh_dieu_chuong_ii_bai_1_bat_phuong_tri.docx