Giáo án Toán Lớp 10 (Cánh diều) - Chương IV, Bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180°. Định lí côsin và định lí sin trong tam giác
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 10 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 10 (Cánh diều) - Chương IV, Bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180°. Định lí côsin và định lí sin trong tam giác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 10 (Cánh diều) - Chương IV, Bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180°. Định lí côsin và định lí sin trong tam giác
Ngày soạn: Ngày dạy: CHƯƠNG IV: HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC. VECTƠ BÀI 1: GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT GÓC TỪ ĐẾN ĐỊNH LÍ COSIN VÀ ĐỊNH LÍ SIN TRONG TAM GIÁC Thời gian thực hiện: (4 tiết) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: +) Nắm được khái niệm giá trị lượng giác của một góc bất kì với +) Nắm được giá trị lượng giác của các góc đặc biệt. +) Biết cách sử dụng máy tính bỏ túi để tính giá trị lượng giác của một góc và xác định độ lớn của góc khi biết giá trị lượng giác của góc đó. +) Nắm được định lí côsin và định lí sin trong tam giác và biết vận dụng các định lí này để tính cạnh hoặc góc của một tam giác trong các bài toán cụ thể. 2. Về năng lực: Năng lực Yêu cầu cần đạt NĂNG LỰC ĐẶC THÙ Năng lực tư duy và lập luận toán học(1) + ) Giải thích được cách xác định các giá trị lượng giác của một Góc α, +) Giải thích được Định lí Sin và Định lí Cô sin. Năng lực giải quyết vấn đề toán học(2) +) Vận dụng được các tính chất về dấu và giá trị lượng giác tìm các giá trị lượng giác còn lại. +) Áp dụng được Định lí Côsin, Định lí Sin vào tính toán, tìm các góc, các cạnh của tam giác. Áp dụng được kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Năng lực mô hình hóa toán học(3). +) Giải quyết được một số bài toán thực tiễn liên quan đến đo đạc khoảng cách, độ cao, góc, NĂNG LỰC CHUNG Năng lực tự chủ và tự học(4). +)) Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập. +)Tự nhận ra được sai sót trong quá trình tiếp nhận kiến thức và biết cách khắc phục sai sót. Năng lực giao tiếp và hợp tác(5). +) Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp. +) Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp để hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề. 3. Về phẩm chất: Trách nhiệm +) Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Nhân ái +) Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác. II. Thiết bị dạy học và học liệu: Máy chiếu, phiếu học tập, giấy màu, giấy A0, bút lông, kéo. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: (3);(4);(5) - Tạo sự tò mò, hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về “Hệ thức lượng trong tam giác”. Nhắc lại khái niệm tỉ số lượng giác của góc nhọn ở lớp 9 đã biết. b) Nội dung: Cột cờ Lũng Cú là cột cờ Quốc gia, nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách cực Bắc Việt Nam khoảng 3,3 km. Thời nhà Lý, cột cờ Lũng Cú chỉ được làm bằng cây sa mộc. Ngày nay, cột cờ có độ cao 33,15 m bao gồm bệ cột cao 20,25 m và cán cờ cao 12,9 m. Chân bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng Đông Sơn và những hoạ tiết minh hoạ các giai đoạn qua từng thời kì lịch sử của đất nước, cũng như con người, tập quán của các dân tộc ở Hà Giang. Trên đỉnh cột là Quốc kì Việt Nam có diện tích 54 m, biểu tượng cho 54 dân tộc của đất nước ta. Từ chân bệ cột cờ và đỉnh bệ cột cờ bạn Nam đo được góc nâng (so với phương nằm ngang) tới một vị trí dưới chân núi lần lượt là 45° và 50° (Hình 1) Hỏi: Chiều cao của đỉnh Lũng Cú So với chân núi là bao nhiêu mét? c) Sản phẩm: Ta có (Hai góc so le trong) (Hai góc so le trong) Tam giác vuông tại có nên tam giác vuông cân tại Suy ra Ta có Tam giác vuông tại nên Do đó ta có: d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm Nêu yêu cầu cho học sinh và yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm đã phân công Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi đại diện học sinh lên bảng trình bày câu trả lời của mình. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả. ( Không cần thực hiện cụ thể, học sinh chỉ cần nêu hướng giải, GV chốt: để giải được một số bài toán thực tế như trên ta cần nắm vững các hệ thức lượng trong tam giác ) *Đánh giá hoạt động này bằng thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Giá trị lượng giác của một góc từ đến Hoạt động 2.1.1: Định nghĩa a) Mục tiêu: (1);(4) - HS nắm được định nghĩa giá trị lượng giác của một góc bất kì từ đến . - HS xác định được giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt trong phạm vi từ đến dựa vào đường tròn đơn vị. b) Nội dung: H1: Trong mặt phẳng tọa độ cho nửa đường tròn tâm , bán kính bằng (nửa đường tròn đơn vị) nằm phía trên trục hoành. Nếu cho trước một góc nhọn thì ta có thể xác định một điểm duy nhất trên nửa đường tròn đơn vị sao cho Giả sử điểm có tọa độ . Tìm mối liên hệ giữa theo . H2: Mở rộng khái niệm tỉ số lượng giác đối với góc góc bất kì từ đến . H3. Xác định dấu giá trị lượng giác của góc trong các trường hợp: , là góc nhọn, là góc vuông, là góc tù, là góc bẹt. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. L1: Xét tam giác vuông tại L2: Định nghĩa: Trong mặt phẳng tọa độ cho nửa đường tròn tâm , bán kính bằng (nửa đường tròn đơn vị) nằm phía trên trục hoành. Với mỗi góc bất kỳ , ta có thể xác định một điểm duy nhất trên nửa đường tròn đơn vị sao cho Giả sử điểm có tọa độ . Khi đó của góc là , ký hiệu ; côsin của góc là của điểm, ký hiệu ; tang của góc là , ký hiệu côtang của góc là , ký hiệu Các số , , , được gọi là giá trị lượng giác của góc . L3: Dựa vào dấu của nữa đường tròn lượng giác ta sẽ xác định được dấu của các giá trị lượng giác của góc. Ngoài ra dựa vào đường tròn lượng giác ta có thể xác định giá trị lượng giác của góc trong một số trường hợp đặc biệt như sau: không xđ không xđ không xđ d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu học sinh lấy bảng phụ đã được chuẩn bị ở nhà của các em (Vẽ trước nữa đường tròn lượng giác). Dựa vào góc như ở phiếu học tập 1, yêu cầu tìm vị trí của điểm trên đường tròn lượng giác, có thể tìm tọa độ của điểm theo hiểu biết của các học sinh - HS lấy bảng phụ học tập, lắng nghe, ghi nhận nội dung cần làm. - Xem ví dụ SGK Hãy phát biểu định nghĩa giá trị lượng giác của một góc bất kì từ đến Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - GV gợi ý, hướng dẫn HS, chiếu những hình vẽ để HS quan sát. HS suy nghĩ độc lập, tham khảo SGK, quan sát hình vẽ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV đại diện HS phát biểu. - Những HS còn lại theo dõi, đưa ra ý kiến phản biện để làm rõ hơn các vấn đề. Bước 4: Kết luận, nhận định: - HS tự nhận xét về các câu trả lời. - GV đánh giá, nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ, thái độ và tinh thần làm việc của HS. - HS lắng nghe, hoàn thiện phần trình bày. - GV dẫn dắt HS đến nội dung tiếp theo. Hoạt động 2.1.2: Tính chất 2. Tính chất a) Mục tiêu: (1);(4) - HS biết được tính chất giá trị lượng giác của một góc bất kì từ đến . - HS biết được mối liên hệ giữa các GTLG của hai góc bù nhau. b) Nội dung: H4: Trong mặt phẳng tọa độ cho nửa đường tròn tâm , bán kính bằng (nửa đường tròn đơn vị) nằm phía trên trục hoành. Gọi dây cung song song với trục hoành, giả sử điểm có tọa độ và (như hình vẽ) . Khi đó xác định độ lớn góc . Hãy xác định giá trị lượng giác của góc và . So sánh các giá trị đó. H5: Phát biểu tính chất c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. L4: Tọa độ của điểm và L5: Tính chất: d) Tổ chức thực hiện Bước 1: Giao nhiệm vụ: - GV: Từ phiếu học tập số 1, hãy xác định vị trí của điểm . Tìm ra độ lớn góc - So sánh các giá trị lượng giác của các góc và . - Đưa ra nhận xét tổng quát cho một góc bất kì. - HS lắng nghe và ghi nhận. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS, chiếu hình vẽ minh họa cho HS quan sát. - HS suy nghĩ, tham khảo SGK, quan sát hình vẽ của nhóm để trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi HS phát biểu. - Những HS còn lại theo dõi, đưa ra ý kiến phản biện để làm rõ hơn các vấn đề. - HS thảo luận về việc áp dụng tính chất. Bước 4: Kết luận, nhận định: HS tự nhận xét về các câu trả lời. GV đánh giá, nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ, thái độ và tinh thần làm việc của HS. HS lắng nghe, hoàn thiện phần trình bày. - GV dẫn dắt HS đến nội dung tiếp theo. Hoạt động 2.1.3: Giá trị lượng giác của các góc đặc biệt a) Mục tiêu: (1);(4) - Giúp HS biết nắm được các góc đặc biệt và giá trị lượng giác của các góc đặc biệt từ đến . - HS hiểu được cái đẹp của toán học. b) Nội dung: H6: Hãy sử dụng máy tính bỏ túi để xác định giá trị lượng giác của các góc đặc biệt và điền vào bảng giá trị (để trống) H7: Xác định các góc đặc biệt trên đường tròn đơn vị và giá trị sin, côsin của chúng. c) Sản phẩm: L6: Bảng giá trị lượng giác GTLG L7: Đường tròn đơn vị. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: - GV nêu vấn đề : Các góc đã cho ban đầu là các góc có số đo đặc biệt, ngoài ra còn có các góc khác nữa. - GV yêu cầu học sinh kẻ vào bảng phụ bảng các góc đặc biệt và sử dụng máy tính để tìm giá trị lượng giác tương ứng. - HS lắng nghe và ghi nhận. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Hướng dẫn HS sử dụng MTBT: CASIO 570 VN PLUS SHIFT MODE 3 sin = - HS thực hành sử dụng máy tính. - GV quan sát HS làm việc, giúp đỡ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV cho đại diện HS treo kết quả. - Giáo viên góp ý và nêu bật được chú ý: + Áp dụng tính chất, chỉ cần tính GTLG của các góc nhọn, từ đó suy ra GTLG của góc bù với nó. Ví dụ: . + Áp dụng công thức lượng giác cơ bản, có thể suy ra , khi biết và . Ví dụ: + GV gợi ý cho HS nhận xét về quy luật biến đổi (tăng, giảm, đối nhau) của các giá trị lượng giác, từ đó cảm nhận được cái hay, cái đẹp của Toán học. + Có thể xác định độ lớn của góc khi biết giá trị lượng giác của góc đó. Ví dụ: Xác định góc biết ta làm như sau: SHIFT tan = o,,,, = Bước 4: Kết luận, nhận định: - Các nhóm nhận xét kết quả và số câu trả lời đúng với thời gian quy định - GV đánh giá, nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ, thái độ và tinh thần làm việc của HS. - HS lắng nghe, hoàn thiện phần trình bày. - GV dẫn dắt HS đến nội dung tiếp theo. Hoạt động 2.2: ĐỊNH LÍ CÔSIN a) Mục tiêu: (1);(4);(5) Hình thành công thức trong định lí côsin và biết áp dụng công thức để giải toán. b)Nội dung: H1: GV yêu cầu đọc SGK và dựa trên cơ sở đọc trước bài ở nhà, giải bài toán HĐ6, HĐ8 trang 68. H2: Hãy phát định lí côsin bằng lời? Ví dụ 1. Cho tam giác ABC có , , . Tính cạnh BC, H3: Rút ra hệ quả: c) Sản phẩm: H1: HĐ6: a. Nếu góc nhọn thì nằm giữa và . Do đó (Hình 7) Nếu góc tù thì nằm giữa và . Do đó (Hình 8) Nếu góc vuông thì trùng với . Do đó Trong mọi trường hợp, ta đều có Xét tam giác vuông và , áp dụng định lí Pytago ta có: b. Xét tam giác vuông , ta có Do đó: HĐ8: Dựa vào định lí Pytago trong tam giác ABC ta có: Ta có . Do đó: H2: Định lí côsin. Trong tam giác ABC bất kì với ,, ta có: H2: “Trong một tam giác bất kì, bình phương của một cạnh bằng tổng hai bình phương của hai cạnh còn lại trừ đi hai lần tích của hai cạnh đó với cos của góc xen giữa hai cạnh”. Ví dụ 1. H3: Hệ quả. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: - Trên cơ sở HS đã chuẩn bị và đọc bài trước ở nhà, GV yêu cầu học sinh đọc các HD6, HD7 trong sgk và thực hành chứng minh HD6, HD8. - GV hướng dẫn và HS thảo luận: + Định lí côsin. + Hệ quả. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ - GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS, các nhóm HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi 1HS lên bảng trình bày lời giải - HS nêu được công thức, định lí từ các Ví dụ chứng minh. - HS khác theo dõi, nhận xét, hoàn thiện sản phẩm Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương, chấm điểm rèn luyện cho học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo - Chốt kiến thức và các bước vận dụng định lí côsin, hệ quả để giải toán. Hoạt động 2.3: ĐỊNH LÍ SIN a) Mục tiêu: Hình thành công thức trong định lí sin và biết cách vận dụng định lí để giải toán. b)Nội dung: H1. Bài toán: Cho tam giác ABC vuông ở A nội tiếp đường tròn bán kính R và Hãy tìm hệ thức liên hệ giữa các đại lượng sau: a) a, sinA, R b) b, sinB, R. c) c, sinC, R Có sự liên hệ nào từ các hệ thức đã tìm được ? Ví dụ 1. Trong tam giác ABC bất kì với BC = a,CA = b, AB = c và R là bán kính đường tròn ngoại tiếp. Khẳng định nào sau đây là sai? A. B. C. D. b = 2R.sinB H2. Hãy phát biểu định lí sin đối với tam giác đều cạnh bằng a? H3. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đều cạnh bằng a. c) Sản phẩm: 2. Định lí sin. H1: Trong tam giác vuông ABC (vuông tại A), ta có: Từ (1), (2) và (3): Ví dụ 1. Đáp án sai: B H2. Định lí sin đối với tam giác đều cạnh bằng a: H3. Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đều cạnh bằng a là: d) Tổ chức thực hiện Bước 1: Giao nhiệm vụ: - GV trình chiếu hình vẽ lên bảng. - HS xác định mối quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác vuông ABC? Thiết lập hệ thức (định lí sin) ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, theo dõi các nhóm. Giải thích câu hỏi nếu các nhóm chưa hiểu nội dung các vấn đề nêu ra - GV gọi 3 HS đứng dậy trả lời Ví dụ 1, H1, H2, H3. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Các cặp thảo luận đưa ra cách thiết lập hệ thức (Định lí sin) - Thực hiện được Ví dụ 1, H1, H2, H3 và viết câu trả lời lên bảng. - Thuyết trình các bước thực hiện. - Các nhóm khác nhận xét hoàn thành sản phẩm - HS nắm được hệ thức (Định lí sin). Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất. - Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, GV kết luận, và dẫn dắt học sinh hình thành kiến thức mới. Đánh giá hoạt động này bằng BẢNG KIỂM vào thời điểm hoàn thành nội dung, tại lớp học. NỘI DUNG YÊU CẦU XÁC NHẬN Có Không Tinh thần hoạt động nhóm Các thành viên tham gia tích cực Sản phẩm hoạt động nhóm Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định Sản phẩm đúng đạt yêu cầu Luyện tập cho HĐ thông qua Ví dụ (Slide trình chiếu) Ví dụ 3. Cho tam giác có và . Tính và số đo góc . Ví dụ 4. Cho tam giác có và . Tính số đo các góc, bán kính đường tròn ngoại tiếp và độ dài cạnh còn lại của tam giác. Hoạt động 3: Luyện tập Hoạt động 3.1: Luyện tập giá trị lượng giác của góc đến a) Mục tiêu: - Xác định được vị trí của một điểm trên nữa đường tròn lượng giác khi biết số đo của góc đó. - Vận dụng được tính chất và bảng giá trị lượng giác đặc biệt để giải các bài tập liên quan. - Biết được công hệ thức lượng giác cơ bản . - Xác định được góc của hai vec tơ. Tìm được góc giữa hai vec tơ khi biết giá trị lượng giác của nó. b) Nội dung: - Học sinh sử dụng phiếu bài tập để luyện tập về kiến giá trị lượng giác của một góc bất kỳ từ đến , sử dụng được máy tính casio để tính giá trị lượng giác của một góc cho trước, tính được góc khi cho gia trị lượng giác của góc đó. c) Sản phẩm: - Bài làm của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV phát phiếu học tập cho HS hoạt động cá nhân sau đó kết hợp cặp đôi trong một thời gian nhất định. HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, tham khảo SGK, trao đổi bạn bè để hoàn thành nhiệm vụ. GV hướng dẫn, gợi ý cho HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS có thể trao đổi đáp án sau thời gian cho phép và tự kiểm tra nhau GV Nêu đáp án và HD các câu hỏi học sinh còn vướng mắc chưa giải quyết được. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ, thái độ và tinh thần làm việc của HS. HS lắng nghe, hoàn thiện bài tập được giao. Hoạt động 3.2: a) Mục tiêu: - Nhận biết được một số định lí côsin, định lí sin, công thức về độ dài đường trung tuyến trong một tam giác, các công thức tính diện tích của tam giác. - Áp dụng được định lí côsin, định lí sin, công thức về độ dài đường trung tuyến trong một tam giác, các công thức tính diện tích để giải một số bài toán liên quan đến tam giác. - Biết giải tam giác trong một số trường hợp đơn giản. b) Nội dung: PHIẾU HỌC TẬP 2 Câu 1: Cho tam giác bất kì có và là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác . Đẳng thức nào sau đây là đẳng thức đúng? A. . B. . C. . D. . Câu 2: Cho tam giác với các cạnh . Gọi lần lượt là bán kính đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp và diện tích của tam giác . Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai? A. . B. . C. . D. . Câu 3: Cho tam giác vuông tại đường cao Khẳng định nào đúng trong các khẳng định sau? A. B. C. D. Câu 4: Đẳng thức nào sau đây là đẳng thức đúng với mọi tam giác ? A. . B. . C. . D. . Câu 5: Cho tam giác , chọn công thức đúng trong các đáp án sau. A. . B. . C. . D. . Câu 6: Đẳng thức nào sau đây là đẳng thức đúng với mọi tam giác ? A. . B. . C. . D. . Câu 7: Cho tam giác có . Số đo góc bằng A. . B. . C. . D. . Câu 8: Cho tam giác có và . Tính độ dài cạnh A. . B. . C. . D. . Câu 9: Tam giác có và . Tính độ dài cạnh A. . B. . C. . D. . c) Sản phẩm: Học sinh thể hiện trên bảng nhóm kết quả bài làm của mình. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu học tập 1 HS: Nhận nhiệm vụ, Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV: điều hành, quan sát, hỗ trợ HS: 4 nhóm tự phân công nhóm trưởng, hợp tác thảo luận thực hiện nhiệm vụ. Ghi kết quả vào bảng nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đưa ra ý kiến phản biện để làm rõ hơn các vấn đề Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất. Hướng dẫn HS chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo Hoạt động 4: Vận dụng. a) Mục tiêu: - Học sinh áp dụng được các kiến thức đã học làm các bài tập trong sách giáo khoa trang 71. b) Nội dung: Các bài tập cuối sách giáo khoa c) Sản phẩm: Bài 1: Áp dụng định lí côsin trong tam giác ABC: BC2=AC2+AB2-2AC⋅AB⋅cosA ⇔BC2=7,52+3,52-2⋅7,5⋅3,5⋅cos35o ⇔BC2≈105,6 ⇔BC≈10,3 Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC: BC=2RsinA ⇒R=BC2⋅sinA=10,32⋅sin135o≈7,3 Bài 2. Ta có: A=180°-B-C=60o Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC: ABsinC=BCsinA ⇒AB=BC⋅sinCsinA=5063≈40,82. Bài 3. Áp dụng định lí côsin trong tam giác ABC: cosA=AC2+AB2-BC22.AC.AB=72+62-822.7.6=14 Ta có: sin2A+cos2A=1⇒sinA=154 Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC: BC=2RsinA⇒R=BC2.sinA=161515 Bài 4. a. A=cos0o+cos 40o+cos 120o+cos 140o =cos0o+cos 40o+cos 120o+cos(180o-40o) =cos0o+cos 40o+cos 120o-cos 40o =cos0o+cos 120o =12 b. B=sin5o+sin150o-sin75o+sin180o =sin5o+sin150o-sin(180o-5o)+sin180o =sin5o+sin150o-sin5o+sin 180o =sin150o+sin180o =12 c. C=cos 15o+cos 35o-sin 75o-sin 55o =cos 15o+cos 35o-cos(90o-75o)-cos(90o-55o) =cos 15o+cos 35o-cos 15o-cos35o = 0 d. D=tan25o⋅tan 45o⋅tan 115o =tan(90o-65o)⋅tan45o⋅tan(180o-65o) =cot65o⋅tan45o⋅(-tan65o) =-tan45o = -1 e. E=cot 10o⋅cot 30o⋅cot 100o =cot(90o-80o)⋅cot30o⋅cot(180o-80o) =tan 80o⋅cot 30o⋅(-cot80o) =-cot 30o =-3. Bài 5. Ta có A+B+C=180o⇒A2+B2+C2=90o a. sinA2=sin(90o-B+C2)=cosB+C2 b. tanB+C2=tan(90o-A2)=cotA2. d) Tổ chức thực hiện: - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân các bài tập. - Gọi một số học sinh lên bảng trình bày bài làm của mình, các học sinh còn lại theo dõi bài làm và nhận xét. - Giáo viên trình chiếu bài giải, kết luận. *Đánh giá hoạt động này bằng sản làm bài làm của học sinh, quan sát trong quá trình học sinh làm bài, phát hiện và tháo gỡ vướng mắc giúp học sinh, nhận xét và cho điểm các sản phẩm tốt và các sản phẩm còn sai lầm để giúp học sinh phát hiện những sai sót trong quá trình làm bài * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Ghi nhớ kiến thức trong bài. Hoàn thành các bài tập trong SBT Chuẩn bị bài mới "Bài 2 – Giải tam giác. Tính diện tích tam giác"
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_10_canh_dieu_chuong_iv_bai_1_gia_tri_luong.docx