Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 10, Bài: Đựng nhiều nước, đựng ít nước

doc 2 trang phuong 02/11/2023 1180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 10, Bài: Đựng nhiều nước, đựng ít nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 10, Bài: Đựng nhiều nước, đựng ít nước

Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 10, Bài: Đựng nhiều nước, đựng ít nước
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn học: Toán	Lớp: 2/
Tên bài học: Đựng nhiều nước, đựng ít nước	Số tiết: 1 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày  tháng  năm 
1. Yêu cầu cần đạt:
­ Năng lực:
● Năng lực chung:
- Tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ và phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học.
● Năng lực đặc thù:
- Bước đầu hình thành biểu tượng về dung tích qua việc so sánh để nhận biết đựng nhiều hơn, ít hơn hay bằng nhau giữa hai đồ chứa chất lỏng.
- Biết cách so sánh dung tích các vật chứa.
­ Phẩm chất: 
- Ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống.
2. Đồ dùng dạy học:
­ GV:
- SGK, các vật dụng chứa chất lỏng.
­ HS: SGK, vở ghi, bút viết, bảng con.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5 phút)
● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
● Cách tiến hành:
- Cho HS hát.
- Cả lớp tham gia hát.
- Giới thiệu và ghi tựa: Đựng nhiều nước, đựng ít nước.
- Nhắc lại tựa bài.
2. Hình thành kiến thức mới: (18 phút)
● Mục tiêu: HS nhận biết được thế nào là đựng nhiều hơn, đựng ít hơn, đựng bằng nhau.
● Cách tiến hành:
a. Tạo tình huống tìm hiểu về sức chứa:
- Cho HS quan sát hai chai không có nước và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Chai nào đựng được nhiều nước hơn?
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Đặt vấn đề cho HS giải quyết: Làm sao để biết chính xác chai nào đựng được nhiều nước hơn?
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để tìm ra cách giải quyết vân đề.
- Thảo luận nhóm 4.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Có thể có nhiều đề xuất, tuy nhiên GV hướng dẫn HS theo cách giới thiệu trong SGK.
◦ Lấy nước đổ đầy vào một trong hai chai.
◦ Đổ chai nước đầy vào chai còn lại.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi đổ chai nước đầy vào chai còn lại.
- HS kết luận.
b. Làm quen các thuật ngữ:
- Giới thiệu các bình đựng nước.
- Quan sát.
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh, nhận biết về sức chứa của các bình.
- HS quan sát ảnh và nói:
◦ Bình A đựng ít hơn hình B.
◦ Bình B đựng nhiều hơn bình A.
◦ Bình A và bình C đựng bằng nhau.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập, thực hành: (12 phút)
● Mục tiêu: HS nhận biết đựng nhiều hơn, đựng ít hơn, đựng bằng nhau.
● Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát lại hai chai đựng đầy nước và một số li cùng loại (không có nước).
- HS quan sát hình ảnh.
- Yêu cầu HS giải quyết vấn đề: Chai nào đựng nhiều nước hơn.
- Thảo luận nhóm 4 giải quyết vấn đề.
- Gọi các nhóm lên thực hành: Đổ nước ở mỗi chai ra các li, chai nào đổ ra được nhiều li hơn thì chai đố đựng nhiều nước hơn.
- HS các nhóm thực hành.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Vận dụng: (4 phút)
● Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học.
● Cách tiến hành:
+ Hôm nay các em học bài gì?
+ Đựng nhiều nước, đựng ít nước.
- Tổng kết:
◦ Mỗi vật (bình, chai, can,) có sức chứa khác nhau.
◦ Hằng ngày, ta cần để ý xem vật nào chứa được nhiều hơn hay ít hơn.
- Lắng nghe.
- Dặn: Về nhà các em xem lại bài và thực hiện theo nội dung SGK. Xem trước bài: Lít.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_10_bai_dung_nhieu.doc