Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 11, Bài: Em làm được những gì (Tiết 3)

doc 3 trang phuong 02/11/2023 870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 11, Bài: Em làm được những gì (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 11, Bài: Em làm được những gì (Tiết 3)

Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 11, Bài: Em làm được những gì (Tiết 3)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn học: Toán	Lớp: 2/
Tên bài học: Em làm được những gì (Tiết 3)	 	Số tiết: 3 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày  tháng  năm 
1. Yêu cầu cần đạt:
­ Năng lực:
● Năng lực chung:
- Tư duy và lập luận toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học; mô hình hoá toán học.
● Năng lực đặc thù:
- Củng cố các kiến thức, kĩ năng về số và phép tính.
+ Thứ tự các số; sử dụng các thuật ngữ số liền trước, số liền sau để diễn tả số.
+ Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến quan hệ thứ tự của số.
+ Cấu tạo số trong phạm vi 100 và các phép tính có liên quan.
+ Tính nhẩm, tính viết trong phạm vi 100.
+ Cộng trừ qua 10 trong phạm vi 20.
+ Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính.
- Củng cố các kiến thức, kĩ năng về hình học và đo lường.
+ Thực hành xếp hình.
+ Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc.
+ Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến độ dài.
­ Phẩm chất: 
- Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
2. Đồ dùng dạy học:
­ GV:
- SGK, bộ thiết bị dạy toán, mảnh ghép.
­ HS: SGK, vở ghi, bút viết, bảng con, bộ thiết bị học toán, mảnh ghép.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5 phút)
● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
● Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hát. 
- Cả lớp hát.
- Giới thiệu và ghi tựa: Em làm được những gì (tiếp theo).
- HS nghe và nhắc lại tựa.
2. Luyện tập, thực hành: (15 phút)
● Mục tiêu: HS sử dụng các thuật ngữ số liền trước, số liền sau để diễn tả số. Tính nhẩm, tính viết trong phạm vi 100.
● Cách tiến hành:
a. Bài 8:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS nhóm đôi quan sát hình ảnh, nhận biết đường đi của mỗi bạn.
- HS nhóm đôi quan sát hình ảnh.
- Gọi một số HS thực hiện từng câu.
- HS thực hiện từng câu:
◦ a) Sai (chỉ có hai đường gấp khúc).
◦ b) Đúng (3 cm + 5 cm + 3 cm = 11 cm).
◦ c) Sai (10 cm + 2 cm = 12 cm).
◦ d) Đúng (10 cm = 1 dm).
- Nhận xét, tuyên dương.
b. Bài 9:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Đọc yêu cầu bài.
+ Đề bài cho gì?
+ Hôm qua Mai gấp được 9 ngôi sao. Hôm nay Mai gấp thêm 8 ngôi sao nữa.
+ Đề bài hỏi gì?
+ Hỏi cả hai ngày Mai gấp được bao nhiêu ngôi sao?
- Yêu cầu HS nhóm đôi tập nói tóm tắt ngắn gọn bài toán.
- Thảo luận tóm tắt bài toán:
Tóm tắt
Hôm qua: 9 ngôi sao.
Hôm nay: 8 ngôi sao.
Cả hai ngày: ... ngôi sao?
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng phụ.
- HS làm bài vào bảng phụ.
- Dính bảng phụ của HS để sửa bài.
- Sửa bài.
Bài giải
Số ngôi sao Mai gấp cả hai ngày:
9 + 8 = 17 (ngôi sao)
Đáp sổ: 17 ngôi sao.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Vận dụng: (15 phút)
● Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về đo lường. Củng cố các kiến thức, kĩ năng về số và phép tính.
● Cách tiến hành:
a. Vui học:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Đọc yêu cầu bài.
+ Trong ba bạn, có ai đã biết chiều cao?
+ Cà Tím 15 cm.
+ Tìm chiều cao hai bạn còn lại theo Cà Tím.
+ Cà Tím thấp hơn Ngô (Bắp) 3 cm tức là Ngô cao hơn Cà Tím 3 cm.
+ Cà Tím cao hơn Cà Chua 9 cm tức là Cà Chua thấp hơn Cà Tím 9 cm.
+ Vậy Ngô cao bao nhiêu?
+ Ngô cao: 15 + 3 = 18 cm.
+ Vậy Cà Chua cao bao nhiêu?
+ Cà Chua cao: 15 – 9 = 6 cm.
- Nhận xét, tuyên dương.
b. Khám phá:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS nhóm bốn tìm hiểu bài, giải thích từng bức tranh.
- Quan sát tranh, giải thích:
◦ Miệng bình nhỏ, đầu quạ không chui vào được để uống nước.
◦ Quạ thả sỏi vào binh.
◦ Quạ uống nước.
- Gọi các nhóm giải thích tại sao quạ uống được nước.
- Các nhóm giải thích: Thả sỏi vào, nước dâng lên (lượng nước vẫn thế, sức chứa ít đi).
- Khi pha nước chanh đá, người ta cho vào li: nước lọc, đường, chanh sao cho chỉ chiếm khoảng nửa li, tại sao vậy?
+ Vì khi cho nước đá vào, nước trong li dâng lên đầy li.
- Nhận xét, tuyên dương.
c. Thử thách:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 6 tìm hiểu bài, các em có thể viết các phép tính minh hoạ.
- HS nêu nhiều cách giải thích:
◦ Đếm thêm 3: 2,5,8,11, 14,17.
◦ Thực hiện các phép cộng:
2 + 3 = 5
5 + 3 = 8
14 + 3 = 17
◦ Vào thứ Bảy, cây cao 17 dm.
+ Có bạn nào cao 17 dm?
+ Trả lời.
4. Trải nghiệm: (4 phút)
● Mục tiêu: Giúp HS khám phá vẻ đẹp của đất nước.
● Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát ảnh ruộng bậc thang.
- Quan sát.
- Giới thiệu đôi nét về ruộng bậc thang Mù Cang Chải ở tỉnh Yên Bái và vẻ đẹp của nó.
- Lắng nghe.
+ Ruộng bậc thang có gì đặc biệt?
+ Trả lời.
- Yêu cầu HS tìm vị trí tỉnh Yên Bái trên bản đồ trang 130.
- HS tìm vị trí tỉnh Yên Bái trên bản đồ.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dặn: Về nhà các em lại bài. Xem trước bài: Thực hành và trải nghiệm Chơi cắm cờ.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_11_bai_em_lam_duo.doc