Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 12, Bài: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 (Tiết 2)

doc 3 trang phuong 02/11/2023 1050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 12, Bài: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 12, Bài: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 (Tiết 2)

Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 12, Bài: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 (Tiết 2)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn học: Toán	 Lớp: 2/
Tên bài học: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 (tiết 2) Số tiết: 3 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày  tháng  năm 
1. Yêu cầu cần đạt:
­ Năng lực:
● Năng lực chung:
- Tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học.
● Năng lực đặc thù:
- Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Củng cố ý nghĩa của phép công, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép cộng.
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+).
- Bước đầu làm quen cách tính nhanh.
- Cộng các số đo dung tích với đơn vị đo lít.
- Ôn tập tính nhẩm trong phạm vi 20.
­ Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
2. Đồ dùng dạy học:
­ GV:
- SGK, 4 thẻ chục và 14 khối lập phương, hình vẽ cho các bài thử thách.
­ HS: SGK, vở ghi, bút viết, bảng con, 2 thẻ chục và 10 khối lập phương.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động, kết nối: (5 phút)
● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
● Cách tiến hành:
- Cho HS chơi trò chơi “Giải cứu rừng xanh”.
- Cả lớp tham gia chơi trò chơi.
- Nêu cách chơi: Mở các chuồng, mỗi chuồng nhốt 1 con vật, HS chọn lần lượt từng chuồng mà em thích. Nếu thực hiện đúng yêu cầu thì con vật tương ứng với chuồng đó sẽ được giải cứu.
- Lắng nghe.
- Lớp trưởng điều hành các bạn chơi.
+ Em hãy nêu kết quả phép tính 29 + 6. Vì sao em biết?
+ HS nêu cách gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại.
+ Em hãy nêu cách thực hiệp phép cộng 39 + 15. Vì sao em phải thêm 1 qua hàng chục?
+ Trả lời.
- Giới thiệu và ghi tựa: Hôm nay các em tiếp tục làm quen cách tính nhẩm. Ôn tập tính nhẩm trong phạm vi 20, tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính + qua bài Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 (tiết 2).
- Nhắc lại tựa bài.
2. Luyện tập, thực hành: (25 phút)
● Mục tiêu: HS làm quen cách tính nhẩm. Ôn tập tính nhẩm trong phạm vi 20. Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính +.
● Cách tiến hành:
a. Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Đọc yêu cầu bài.
+ Bài tập yêu cầu ta làm gì?
+ Tính nhẩm.
- Yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: đọc phép tính và nói kết quả cho bạn nghe.
- Thực hiện theo nhóm đôi.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “hỏi đáp” đồng thời ghi kết quả vào phép tính để hoàn thành bài trên bảng.
- HS chơi trò chơi “hỏi đáp”.
- Chọn cặp phép tính 6 + 5 và 5 + 6.
- Quan sát.
+ Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính này? Vì sao?
+ Kết quả bằng nhau. Vì khi ta đổi chỗ các số hạng của tổng, thì tổng không thay đổi.
b. Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Đọc yêu cầu bài.
+ Bài tập yêu cầu ta làm gì?
+ Tính.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện phép tính.
- HS thảo luận, thực hiện phép tính.
- Gọi một số nhóm lên bảng trình bày.
- Một số nhóm lên bảng trình bày.
- Chữa bài cho HS, khuyến khích HS so sánh kết quả của của cặp phép tính trong cùng một câu (giới thiệu cách tính nhanh: tách để cộng cho tròn chục rồi cộng tiếp với số còn lại).
- Lắng nghe.
c. Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Đọc yêu cầu bài.
+ Bài tập yêu cầu ta làm gì?
+ So sánh - điền dấu.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện bài, so sánh và điền dấu thích hợp.
- Các nhóm thực hiện.
- Dính bảng phụ của các nhóm để chữa bài.
- Chữa bài.
+ Vì sao bạn điền dấu = ở bài:
7 + 3 + 5....7 + 5 + 3
+ Có thể tính tổng hoặc vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng: 7 + 3 + 5 cũng bằng 7 + 5 + 3).hoặc HS nêu cách tính nhanh (gộp 2 số có tổng là số tròn chục rồi cộng tiếp số thứ 3).
+ Muốn điền dấu đúng, ta cần phải làm như thế nào?
+ Đầu tiên ta tính tổng hai vế, sau đó lấy kết quả so sánh rồi mới điền dấu.
d. Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Đọc yêu cầu bài.
+ Em hiểu đề bài yêu cầu ta làm gì?
+ Trên mỗi quyển sách có viết tổng của ba số, tính tổng các số này là số của ba lô.
- Nêu tình huống: Ba bạn gấu trúc, voi, cá heo được cô giáo thưởng 3 chiếc ba lô khác nhau, nhưng muốn nhận được chiếc la lô của cô giáo thì các bạn ấy cần phải tính đúng các tổng trên mỗi quyển sách. Bây giờ ba bạn Gấu trúc, Voi, Cá heo nhờ các em tính hộ để các bạn ấy lấy đúng chiếc ba lô của mình nhé.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3, chia sẻ trong nhóm rồi cất các quyển sách vào đúng ba lô được chuẩn bị trên bảng nhóm.
- Thảo luận nhóm ba.
- Đại diện một nhóm lên trình bày trước lớp.
- Nhận xét nhóm bạn.
+ Vì sao bạn biết bạn gấu trúc là ba lô màu hồng?
+ Quyển sách có kết quả phép tính là 77 thi xếp vào ba lô màu hồng (gấu trúc).
61 + 9 + 7 = 77
+ Vì sao bạn biết bạn Voi là ba lô màu xanh?
+ Quyển sách có kết quả phép tính là 79 thi xếp vào ba lô màu xanh (voi).
3 + 9 + 67 = 79
+ Vì sao bạn biết bạn Cá heo là ba lô màu vàng?
+ Quyển sách có kết quả phép tính là 75 thì xếp vào ba lô màu vàng (cá heo).
63 + 5 + 7 = 75
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Vận dụng: (5 phút)
● Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học.
● Cách tiến hành:
- Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- Cả lớp cùng tham gia trò chơi.
- Viết phép tính: 36 + 8 + 4.
- HS suy nghĩ trong vòng 1 phút và trả lời.
- Dặn: Về nhà các em xem lại bài và xem trước bài tập của bài: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_12_bai_phep_cong.doc