Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 14, Bài: Em làm được những gì (Tiết 2)

doc 3 trang phuong 02/11/2023 820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 14, Bài: Em làm được những gì (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 14, Bài: Em làm được những gì (Tiết 2)

Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 14, Bài: Em làm được những gì (Tiết 2)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn học: Toán	Lớp: 2/
Tên bài học: Em làm được những gì (Tiết 2)	 	Số tiết: 2 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày  tháng  năm 
1. Yêu cầu cần đạt:
­ Năng lực:
● Năng lực chung:
- Tư duy và lập luận toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học.
● Năng lực đặc thù:
- Tính nhẩm: cộng, trừ nhẩm các số trong phạm vi 20 và các số tròn chục.
- Thực hiện các phép cộng, trừ (không nhớ, có nhớ trong phạm vi 100).
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -).
- Vận dụng sơ đồ tách - gộp số để tìm kết quả và tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ.
- Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến độ dài và thời gian (đo độ dài, cộng trừ các số đo độ dài với đơn vị đo xăng-ti-mét; xem lịch, xem đồng hồ).
­ Phẩm chất: 
- Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
2. Đồ dùng dạy học:
­ GV:
- SGK, hình vẽ cho bài Vui học.
­ HS: SGK, vở ghi, bút viết, bảng con.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5 phút)
● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
● Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hát. 
- Cả lớp hát.
- Giới thiệu và ghi tựa: Em làm được những gì.
- HS nghe và nhắc lại tựa.
2. Luyện tập, thực hành: (25 phút)
● Mục tiêu: Giải quyết vấn đề liên quan đến độ dài và thời gian (đo độ dài, cộng trừ các số đo độ dài với đơn vị đo xăng - ti - mét, xem lịch, xem đồng hồ).
● Cách tiến hành:
a. Vui học:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Đọc yêu cầu bài.
+ Phần vui học yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Trả lời.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và cho biết:
+ Quan sát hình vẽ các em thấy gì trong hình vẽ?
+ Sên Xanh đi quãng đường màu xanh, Sên Đỏ đi quãng đường màu đỏ.
* Lưu ý: đo, tính, so sánh, xác định được đo rồi tính đoạn đường đi của từng bạn sên) và giải bài toán ở câu b.
- Lắng nghe.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi trong thời gian 4 phút để hoàn thành 2 câu a và câu b.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Gọi đại diên nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- Đại diện nhóm trình bày.
a) Quãng đường Sên Xanh đi dài 10 cm.
Sên Đỏ đi được 14 cm ( vì Sên Đỏ đi được quãng đường dài 8 cm và 6m.
b) 14 - 10 = 4
Quãng đường Sên Xanh đi ngắn hơn quãng đường Sên Đỏ đi là 4 cm.
- Sửa bài và chốt lại: cách đo độ dài, cộng trừ các số đo độ dài với đơn vị đo xăng - ti - mét.
b. Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- HS đọc yêu cầu bài.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Trả lời.
* Chốt lại yêu cầu: Quan sát hình ảnh, xem lịch, xem đồng để trả lời hai câu a và b.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc ngày, tháng; đọc giờ và nói kết quả cho cả lớp cùng nghe.
a) Tàu lửa khởi hành tại ga Sài Gòn lúc 8 giờ tối thứ sáu ngày 31 tháng mười hai năm 2021.
b) Tàu lửa đến ga Quảng Ngãi lúc 12 giờ trưa thứ bảy ngày 1 tháng một năm 2021
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giáo dục HS: An toàn khi đi phương tiện giao thông, trên tàu lửa (Tích hợp môn Tự nhiên và xã hội, cuộc sống), cùng thực hiện phòng chống dịch bệnh Covid 19, đeo khẩu trang ở nơi công cộng, chỗ đông người như ở các ga Sài Gòn, ga Quảng Ngãi ...và các nơi đông ngưởi.
- Lắng nghe.
3. Vận dụng: (5 phút)
● Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học.
● Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu ở phần “đất nước em”.
- HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS mở SGK trang 130 và xác định vị trí Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ngãi trên bản đồ.
- HS thực hiện.
- Yêu cầu HS tìm và trình bày trước lớp.
- HS tìm và trình bày trước lớp.
- GV có thể cho HS xem tranh một số cảnh 
- Quan sát và lắng nghe.
đẹp ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ngãi, giáo dục HS về tình yêu quê hương, đất nước.
- Yêu cầu HS đo, tính, so sánh độ dài của cây bút bi và cây bút chì.
- Đo, tính, so sánh độ dài của cây bút bi và cây bút chì.
- Dặn: Về nhà các em lại bài. Xem trước bài: Thu thập, phân loại, kiểm đếm.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_14_bai_em_lam_duo.doc