Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 17, Bài: Ôn tập phép cộng và phép trừ (Tiết 1)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 17, Bài: Ôn tập phép cộng và phép trừ (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 17, Bài: Ôn tập phép cộng và phép trừ (Tiết 1)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn học: Toán Lớp: 2/ Tên bài học: Ôn tập phép cộng và phép trừ (Tiết 1) Số tiết: 4 tiết Thời gian thực hiện: Ngày tháng năm 1. Yêu cầu cần đạt: Năng lực: ● Năng lực chung: - Tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; giao tiếp toán học. ● Năng lực đặc thù: - Ôn tập cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100: tính nhẩm, tính viết, vận dụng sơ đồ tách - gộp số, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trìr để tìm kết quả và tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ, biểu đồ tranh, vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản,... Phẩm chất: - Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước. - Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội. 2. Đồ dùng dạy học: GV: - SGK. HS: SGK, vở ghi, bút viết, bảng con, 10 khối lập phương. 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5 phút) ● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. ● Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS hát. - Cả lớp hát. - Giới thiệu và ghi tựa: Ôn tập phép cộng và phép trừ. - HS nghe và nhắc lại tựa. 2. Luyện tập, thực hành: (25 phút) ● Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học. ● Cách tiến hành: a. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Đọc yêu cầu bài. - Cho HS nhóm đôi thực hiện: Đọc phép tính và nói kết quả cho bạn nghe. - Thực hiện nhóm đôi. - Sửa bài, khuyến khích HS nhìn vào phép tính nêu cách xác định phép tính (cộng, trừ). * Ví dụ: 8 + 3; 5 + 8; 7 + 6; 9 + 4 là các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20. ◦ 12 - 5; 16 - 8; 11 - 3; 13 - 7 là các phép trừ qua 10 trong phạm vi 20 (các số trừ đều có sổ đơn vị lớn hơn số đơn vị ở số bị trừ). - GV hỏi để hệ thống hóa cách tính nhẩm. - HS trả lời. + Làm cho đủ chục rồi cộng với số còn lại. + Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại. b. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Đọc yêu cầu bài. - GV hỏi để hệ thống hoá: ◦ Xác định loại phép tính (có nhớ hay không nhớ). ◦ Đặt tính. ◦ Tính (nếu có nhớ thì sao). ◦ Giới thiệu cách kiểm tra kết quả: kiểm tra các con số có đúng như đề bài và kiểm tra cách tính; có thể dùng mối quan hệ cộng, trừ; riêng đối với phép cộng, có thể dùng thêm tính chất giao hoán để kiểm tra. - Lắng nghe, trả lời các câu hỏi của GV. - Yêu cầu HS thực hiện các phép tính ra bảng con. - Thực hiện các phép tính ra bảng con. - Dính bảng sửa bài. - Nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện đúng và nhanh. c. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Đọc yêu cầu bài. + Yêu cầu của bài? + Tìm số được che ở mỗi con vật. + Tìm thế nào? + Vận dụng sơ đồ tách - gộp hoặc mối liên hệ cộng, trừ để tìm thành phần trong phép tính. - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận tìm các số mỗi con vật đã che. - Làm việc nhóm đôi. - Sửa bài, gọi 4 HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy. - Đọc kết quả và giải thích cách làm. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Vận dụng: (5 phút) ● Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học. ● Cách tiến hành: - Tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn. - Chơi trò chơi Ai nhanh hơn. - Treo bảng bài tập ở phần thử thách. - Nhìn bảng sau đội nào nêu được nhiều phép tính sẽ thắng. - Nhận xét, tuyên dương. - Dặn: Về nhà các em lại bài. Xem trước bài tập 4, 5, 6 của bài: Ôn tập phép cộng và phép trừ. - HS lắng nghe. - Nhận xét tiết học. 4. Điều chỉnh sau bài dạy:
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_17_bai_on_tap_phe.doc