Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài: Em làm được những gì (Tiết 1)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài: Em làm được những gì (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài: Em làm được những gì (Tiết 1)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn học: Toán Lớp: 2/ Tên bài học: Em làm được những gì (tiết 1) Số tiết: 2 tiết Thời gian thực hiện: Ngày tháng năm 1. Yêu cầu cần đạt: - Ôn tập: tên gọi các thành phần của phép tính cộng và phép tính trừ. - Củng cố ý nghĩa của phép cộng, phép trừ. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép cộng, phép trừ. - Sử dụng sơ đồ tách – gộp số để nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+,–). - Hệ thống hoá các kiến thức đã học về số, phép tính, giải toán. Năng lực: - Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học. Phẩm chất: - Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học. - Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội. 2. Đồ dùng dạy học: GV: - Hình vẽ, tranh ảnh cho bài tập 9. HS: SGK, bảng con. 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động, kết nối: (5 phút) ● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. ● Cách tiến hành: - Cho HS chơi trò chơi: “Đố bạn”. + Tám mươi bảy gồm mấy chục và mấy đơn vị? + Gộp 80 và 7 được số nào? - GV cho HS chơi trò chơi theo nhóm đôi. - Nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu và ghi tựa: Em làm được những gì. - Tham gia chơi trò chơi. + Cả lớp nói: 87 gồm 8 chục và 7 đơn vị hay 80 và 7. + Cả lớp nói: Gộp 80 và 7 được 87. - Chơi trò chơi theo nhóm đôi. - HS nhắc lại tựa bài. 2. Luyện tập, thực hành: (25 phút) ● Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học về số, phép tính, giải toán. ● Cách tiến hành: a. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Đọc yêu cầu. + Yêu cầu của bài là gì? + Dãy số như thế nào? + Số. + Câu a: thêm 1; Câu b: thêm 2; Câu c: thêm 10. - Yêu cầu HS đếm thêm số điền vào các dấu ?, viết vào bảng con. - Điền số viết vào bảng con. - Gọi 3 HS lên bảng điền số, giải thích tại sao lại điền như vậy? - Lên bảng điền số và giải thích: a) Đếm thêm 1: 34; 35; 36; 37; 38; 39; 40 b) Đếm thêm 2: 35; 37; 39; 41; 43; 45; 47 c) Đếm thêm 10: 23; 33; 43; 53; 63; 73; 83 - Nhận xét, tuyên dương. b. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Đọc yêu cầu. - Cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu mẫu, nhận biết yêu cầu rồi thực hiện: ◦ Phân tích cấu tạo số: 73 gồm 70 và 3. ◦ Viết bốn phép tính với ba số 73; 70 và 3 - Quan sát mẫu, thảo luận nhóm đôi. - Cho HS làm việc nhóm đôi phân tích số dựa vào mẫu - Thực hiện theo nhóm đôi, phân tích số 36. - Gọi HS lên bảng trình bày, phân tích cấu tạo số - Phân tích: 36 gồm 30 và 6. 30 + 6 = 36 6 + 30 = 36 36 – 6 = 30 36 – 30 = 6 - Nhận xét, tuyên dương. c. Bài 3: - Chỉ vào từng số trong các phép tính, gọi lần lượt 2 HS gọi tên thành phần trong phép tính. - Nhận xét, tuyên dương. - Gọi tên từng số: ◦ 34 + 52 = 86: 34 là số hạng, 52 là số hạng và 86 là tổng. ◦ 86 – 52 = 34: 86 là số bị trừ, 52 là số bị trừ và 34 là hiệu. - Cho HS làm việc nhóm đôi che từng số trong sơ đồ tách – gộp số rồi đọc phép tính để tìm số bị che. - Thảo luận nhóm đôi. - GV gọi HS lên bảng trình bày, thay dấu ? bằng phép tính thích hợp - Nhận xét, tuyên dương. - Điền số thích hợp: ◦ 34 = 86 – 52 ◦ 52 = 86 – 34 ◦ 86 = 34 + 52 d. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Đọc yêu cầu. - Đọc phép tính, cho cả lớp HS thực hiện phép tính vào bảng con. - Nhận xét, tuyên dương. - Thực hiện phép tính vào bảng con. a) 62 + 24 86 b) 37 - 15 22 c) 8 + 41 49 e. Bài 5: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi. - Làm bài theo nhóm đôi. - Gọi đại diện nhóm trình bày và giải thích tại sao chọn điền dấu đó. - Nhận xét, tuyên dương. - Đại diện nhóm trình bày và giải thích tại sao chọn điền dấu đó. 3. Vận dụng, trải nghiệm: (5 phút) ● Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học. ● Cách tiến hành: + Hôm nay các em học bài gì? + Em làm được những gì. - Yêu cầu HS làm vào bảng con một số phép tính. - Làm theo yêu cầu của GV. - Dặn: Về nhà các em xem lại bài. Xem trước các bài tập còn lại của bài: Em làm được những gì. - HS lắng nghe. 4. Điều chỉnh sau bài dạy:
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_2_bai_em_lam_duoc.doc