Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài: Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu (Tiết 2)

doc 2 trang phuong 29/10/2023 930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài: Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài: Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu (Tiết 2)

Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài: Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu (Tiết 2)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn học: Toán	 Lớp: 2/
Tên bài học: Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu (tiết 2)	 Số tiết: 2 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày  tháng  năm 
1. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết nhiều hơn, ít hơn.
- Vận dụng GQVĐ liên quan:
Tìm xem hai nhóm đối tượng nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu qua việc so sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị.
­ Năng lực: 
- Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán hoc, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.
­ Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt..
2. Đồ dùng dạy học:
­ GV:
- 20 khối lập phương.
­ HS: SGK, bảng con, 10 khối lập phương; Bộ đồ dùng học Toán lớp 2.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5 phút)
● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
● Cách tiến hành:
- Cho HS hát.
- Giới thiệu và ghi tựa: Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu.
- Tham gia hát.
- HS nghe và nhắc lại tựa: Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu.
2. Luyện tập, thực hành: (25 phút)
● Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách tìm hai nhóm đối tượng nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu qua việc so sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị.
● Cách tiến hành:
a. Bài 1:
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để nhận biết yêu cầu của bài toán.
- Thảo luận nhóm đôi nhận biết đây là bài toán tìm phần chênh lệch.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi.
- Làm bài theo nhóm đôi.
- Gọi HS trình bày.
- Trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
_ Mở rộng: Cách nói về tuổi có thể dùng từ “lớn hơn ... tuổi” hoặc “nhỏ/ bé hơn... tuổi”.
- HS nghe.
b. Bài 2:
- Cho HS thảo luận nhóm đôi để nhận biết các nhiệm vụ cần làm: Cách phổ biến nhất là đo từng băng giấy rời làm tính trừ (10 em - 6 em = 4 em).
- Thảo luận nhóm đôi để nhận biết nhiệm vụ cần làm.
- Cho HS thực hiện theo nhóm đôi tiến hành đo độ dài mỗi băng giấy và viết kết quả.
- Hoạt động nhóm đôi theo yêu cầu của GV.
- Gọi các nhóm trình bày, giúp đỡ các em giải thích từng bước làm.
- Các nhóm HS trình bày kết quả và các bước làm của nhóm mình.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Vận dụng: (5 phút)
● Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi “Ai nhanh hơn”.
● Cách tiến hành:
+ Hôm nay các em học bài gì?
+ Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu.
- Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
- Phổ biến luận chơi:
+ GV nói: 8 cái bánh, 1 cái kéo. HS theo nhóm đôi viết phép tính vào bảng con, nhóm nào viết xong trước thì chạy lên đứng trước lớp, giơ bảng cho cả lớp xem và nói:
◦ Bánh nhiều hơn kẹo 7 cái.
◦ Kẹo ít hơn bánh 7 cái.
- HS nghe.
- Cho HS bắt cặp theo bàn, tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Cả lớp tham gia trò chơi.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện nhanh nhất, đúng nhất.
- Lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương.
- Dặn: Về nhà các em lại bài. Xem trước bài: Em làm được những gì.
- HS lắng nghe.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_2_bai_nhieu_hon_h.doc