Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 22, Bài: Giờ, phút, xem đồng hồ (Tiết 3)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 22, Bài: Giờ, phút, xem đồng hồ (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 22, Bài: Giờ, phút, xem đồng hồ (Tiết 3)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn học: Toán Lớp: 2/ Tên bài học: Giờ, phút, xem đồng hồ (tiết 3) Số tiết: 3 tiết Thời gian thực hiện: Ngày tháng năm 1. Yêu cầu cần đạt: Năng lực: ● Năng lực chung: - Tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện toán học. ● Năng lực đặc thù: - Nhận biết được 1 giờ có 60 phút. - Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6. Đọc được giờ trên đồng hồ điện tử với số phút là : 00, : 15, : 30 - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian. Phẩm chất: - Phẩm chất: chăm chỉ (quý trọng thời gian), trách nhiệm. - Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt. 2. Đồ dùng dạy học: GV: - SGK, mô hình đồng hồ 2 kim và đồng hồ điện tử. HS: SGK, vở ghi, bút viết, bảng con, mô hình đồng hồ 2 kim. 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5 phút) ● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. ● Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bạn ơi, tôi mấy giờ?”. + Nội dung chơi: Quay kim đồng hồ để HS xem đồng hồ. - Cả lớp chơi trò chơi “Bạn ơi, tôi mấy giờ?”. - Nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu và ghi tựa: Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Giờ, phút, xem đồng hồ (tiết 3). - HS nghe và nhắc lại tựa. 2. Luyện tập, thực hành: (25 phút) ● Mục tiêu: HS biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6. Biết thời điểm, khoảng thời gian. Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày. ● Cách tiến hành: a. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS nhóm bốn tìm hiểu bài, thảo luận và thực hiện. - Thảo luận nhóm 4 và thực hiện. - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm trình bày, các nhóm khác phản biện. - Sửa bài, giúp HS khi các nhóm trả lời sai. Ví dụ: a) Mỗi ngày em ngủ khoảng 9 phút. ◦ Chỉ tính giấc ngủ buổi đêm: + Em ngủ lúc mấy giờ? + Em thức dậy lúc mấy giờ? * Xoay mô hình đồng hồ hoặc dùng tia số để học sinh đếm số giờ. 9 giờ; 10 giờ; 11 giờ; 12 giờ; 1 giờ; 2 giờ; 3giờ; 4 giờ; 5 giờ; 6 giờ. Chỉ tính giấc ngủ buổi đêm, em đã ngủ được 9 giờ. ◦ Cũng có thể giúp HS nhận biết khoảng thời gian 9 phút. * Từ lúc các em làm bài Luyện tập 3 đến bây giờ là khoảng 9 phút. + Có phải một ngày em chỉ ngủ 9 phút? + 9 giờ tối. + 6 giờ sáng. * Mở rộng: ích lợi của việc ngủ đủ thời gian. - Lắng nghe. b. Bài 5: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Đọc yêu cầu bài. * Giải thích: ◦ Hẹn 7 giờ, có mặt lúc 7 giờ là đúng giờ. ◦ Hẹn 7 giờ, có mặt trước 7 giờ là sớm giờ. ◦ Hẹn 7 giờ, có mặt sau 7 giờ là trễ giờ. - Lắng nghe. - Yêu cầu HS quan sát bức tranh, đọc giờ trên những chiếc đồng hồ và xác định các bạn đúng, sớm hay muộn giờ. - Quan sát tranh và thực hiện. - Sửa bài, gọi HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích cách làm và nói thêm sớm bao nhiêu phút, trễ bao nhiêu phút. - Đọc kết quả và giải thích. - Giúp HS nói về ích lợi của việc có mặt đúng giờ và nhắc nhở HS tạo thói quen có mặt đúng giờ. - Lắng nghe và ghi nhớ. c. Vui học: - Yêu cầu nhóm bốn HS tìm hiểu, nhận biết hai đường đi màu đỏ và xanh, so sánh độ dài hai quãng đường. - Nhận biết và so sánh độ dài của hai quãng đường. - Khi sửa bài, GV mời HS trình bày kết quả, chấp nhận các cách giải thích khác nhau. * Chẳng hạn: - Trình bày kết quả và giải thích. ◦ Tổng độ dài hai đoạn thẳng CD và EB bằng độ dài đoạn thẳng AH. ◦ Tổng độ dài hai đoạn thẳng AC và DE bằng độ dài đoạn thẳng HB. Vậy hai quãng đường màu đỏ và xanh dài bằng nhau. 3. Vận dụng: (5 phút) ● Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học. ● Cách tiến hành: + Hôm nay các em học bài gì? + Giờ, phút, xem đồng hồ (tiếp theo). Đất nước em: - Giới thiệu để đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội, thường người ta đi bằng xe ô tô, tàu hoả (khoảng hơn 1 ngày), đi bằng máy bay (chỉ mất 2 giờ do máy bay bay rất nhanh và không ngừng dọc đường). - HS lắng nghe GV giới thiệu. - Giới thiệu đôi nét về Phú Quốc. - Lắng nghe. - Yêu cầu HS tìm vị trí Thủ đô Hà Nội và đảo Phú Quốc trên bản đồ. - HS tìm vị trí Thủ đô Hà Nội và đảo Phú Quốc trên bản đồ. - Dặn: Về nhà các em tập xem đồng hồ. Xem trước bài tập 1, 2, 3, 4 của bài: Em làm được những gì? - HS lắng nghe. - Nhận xét tiết học. 4. Điều chỉnh sau bài dạy:
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_22_bai_gio_phut_x.doc