Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 23, Bài: Em làm được những gì (Tiết 3)

doc 3 trang phuong 02/11/2023 810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 23, Bài: Em làm được những gì (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 23, Bài: Em làm được những gì (Tiết 3)

Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 23, Bài: Em làm được những gì (Tiết 3)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn học: Toán	Lớp: 2/
Tên bài học: Em làm được những gì (Tiết 3)	 	Số tiết: 3 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày  tháng  năm 
1. Yêu cầu cần đạt:
­ Năng lực:
● Năng lực chung:
- Tư duy và lập luận toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học.
● Năng lực đặc thù:
- Củng cố ý nghĩa của phép nhân: sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép nhân.
Vận dụng các bảng nhân 2, nhân 5 để tính toán.
- Củng cố ý nghĩa của phép chia: chia đều. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép chia.
Vận dụng các bảng chia 2, chia 5 để tính toán.
- Sử dụng mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia để tìm kết quả của phép chia.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các trường hợp cụ thể.
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -), tính tổng của nhiều số hạng bằng nhau.
- Cảm nhận được sự tăng giảm của kết quả so với các thành phần tham dự phép tính (+, -, x, :)
- Đọc giờ (kim phút chỉ số 12, 3, 6).
Sử dụng từ ngữ diễn đạt thời điểm, khoảng thời gian.
­ Phẩm chất: 
- Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
2. Đồ dùng dạy học:
­ GV:
- SGK.
­ HS: SGK, vở ghi, bút viết, bảng con.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5 phút)
● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và 
từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
● Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”: 1 bạn đố, 1 bạn trả lời, trả lời đúng được vỗ tay và đố bạn khác, trả lời sai không được vỗ tay và không được đố bạn khác. VD: Đố bạn 5 nhân 2 bằng mấy? (5 nhân 2 bằng 10,.....). 
- Cả lớp chơi trò chơi “Đố bạn”.
- Giới thiệu và ghi tựa: Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu bài: Em làm được những gì (tiết 3).
- HS nghe và nhắc lại tựa.
2. Luyện tập, thực hành: (25 phút)
● Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học.
● Cách tiến hành:
a. Bài 9:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán cho biết: Chia đều 20 huy hiệu cho 5 bạn.
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán hỏi: Mỗi bạn được chia mấy huy hiệu.
- Yêu cầu HS làm cá nhân, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét bảng phụ
- Làm cá nhân vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
Bài giải:
Số huy hiệu mỗi bạn được chia là:
20 : 5 = 4 (huy hiệu)
Đáp sổ: 4 huy hiệu
- Yêu cầu HS giải thích tại sao chọn phép tính đó?
- Giải thích:
Chia đều => chọn phép chia.
b. Bài 10:
- Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập 10a.
- HS xác định yêu cầu của bài tập 10a.
- Cho HS đọc câu mẫu.
- Đọc câu mẫu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 tìm hiểu bài và thực hiện.
- Thảo luận nhóm 4.
- Gọi từng nhóm trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS trình bày.
+ Các bạn đến vườn thú lúc 8 giờ (hay Lúc 8 giờ, các bạn đến vườn thú).
+ Lúc 8 giờ 15 phút, các bạn đang xem hươu cao cổ.
+ Lúc 8 giờ 30 phút, các bạn ở khu chuồng chim.
+ Lúc 9 giờ, các bạn đang xem voi.
+ Lúc 9 giờ 30 phút, các bạn ở khu vườn khỉ.
+ Lúc 10 giờ, các bạn đang xem hổ.
+ Lúc 11 giờ, các bạn lên xe ra về.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 10b.
- Đọc yêu cầu của bài tập 10b.
- Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi, 1 bạn hỏi 1 bạn đáp.
- Làm theo nhóm đôi, 1 bạn hỏi 1 bạn đáp.
- Gọi vài nhóm trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Vài nhóm trình bày.
+ Lúc 8 giờ 30 phút, các bạn ở khu chuồng chim.
+ Lúc 10 giờ, các bạn đang xem các con hổ.
c. Hoạt động thực tế:
- Gọi HS đọc bài.
- Đọc bài.
+ Nếu trong quá trình vẽ tranh, em có làm thêm việc riêng khác không tập trung vẽ, thì có hoàn thành xong bức tranh lúc 9 giờ được không?
+ Nếu em làm việc riêng thì có thể không hoàn thành xong bức tranh lúc 9 giờ.
+ Để hoàn thành bức tranh đúng 9 giờ, thì em phải làm như thế nào?
+ Để hoàn thành bức tranh lúc 9 giờ, thì em phải tập trung vẽ, không làm những việc riêng khác.
_ Các em cần biết “canh giờ” để thu xếp công việc khoa học. Nên nhớ “Giờ nào việc nấy”.
- Lắng nghe.
3. Vận dụng: (5 phút)
● Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học.
● Cách tiến hành:
+ Hôm nay các em học bài gì?
+ Em làm được những gì (tiết 3).
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đúng - Sai”.
- Tham gia chơi trò chơi “Đúng - Sai”.
- Cho HS xem các bức tranh về đồng hồ chỉ giờ và kế bên viết giờ (có sai, có đúng), HS giơ bảng đúng sai cho mỗi tranh đồng hồ (tùy thời gian còn dư của tiết học mà xem nhiều hay ít tranh).
- Quan sát và giơ bảng Đúng – Sai.
- Dặn: Về nhà các em lại bài. Xem trước bài: Thực hành và trải nghiệm: Bạn đến nơi nào?
- HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_23_bai_em_lam_duo.doc