Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 27, Bài: Ki-lô-mét (Tiết 1)

doc 4 trang phuong 02/11/2023 930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 27, Bài: Ki-lô-mét (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 27, Bài: Ki-lô-mét (Tiết 1)

Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 27, Bài: Ki-lô-mét (Tiết 1)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn học: Toán	Lớp: 2/
Tên bài học: Ki-lô-mét (tiết 1)	Số tiết: 2 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày  tháng  năm 
1. Yêu cầu cần đạt:
­ Năng lực:
● Năng lực chung:
- Tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học.
● Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài ki-lô-mét: tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết, độ lớn.
- Thực hiện được việc ước lượng bằng quãng đường khoảng 1 km.
- Làm quen với việc giải quyết vấn đề đơn giản với các số đo theo đơn vị ki-lô-mét.
- Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị ki-lô-mét và mét để chuyển đổi đơn vị đo.
­ Phẩm chất: 
- Phẩm chất: yêu nước.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
2. Đồ dùng dạy học:
­ GV:
- SGK.
- Hình vẽ dùng cho bài học, bài luyện tập 2 và bài khám phá (nếu cần), bản đồ Việt Nam, đặc biệt chuẩn bị dữ liệu cho bài thực hành 4 (ví dụ: quãng đường từ trường rẽ trái đến ... dài 1 km; quãng đường từ trường rẽ phải đến ... dài 1 km), các bảng con ghi số đo theo bài thực hành 2 (1 số / bảng).
­ HS: SGK, vở ghi, bút viết, bảng con, ghi nhận những số liệu khi thực hiện hoạt động thực tế của bài mét.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động, kết nối: (5 phút)
● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
● Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Bắn tên.
- Cả lớp chơi trò chơi Bắn tên.
+ GV: Bắn tên, bắn tên?
+ GV: Tên A, tên A.
+ HS: Tên gì, tên gì?
+ HS A: Thưa cô/ thầy, có em
+ GV: Cô/thầy muốn biết chiều dài cái giường của em.
- GV tiếp tục cho HS chơi theo nhóm 4.
+ HS A: 2m, 2m.
+ HS: Tên gì, tên gì?
+ HS A: Tên B, tên B.
+ HS B: Có tôi đây, có tôi đây.
+ HS A: Tôi muốn biết chiều dài cái bàn của bạn.
+ HS B: Hơn 1 m, hơn 1 m.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu và ghi tựa: Trong cuộc sống có rất nhiều đơn vị để đo độ dài. Nhưng để đo khoảng cách từ tỉnh này đến tỉnh khác là một khoảng cách rất lớn nên ta sẽ sử dụng đơn vị đo Ki-lô-mét. Vậy Ki-lô-mét được viết và đọc như thế nào ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thông qua bài học ngày hôm nay: Ki-lô-mét (tiết 1).
- HS nghe và nhắc lại tựa.
2. Hình thành kiến thức mới: (25 phút)
● Mục tiêu: HS nhận biết được tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết, độ lớn của đơn vị đo độ dài ki-lô-mét.
● Cách tiến hành:
a. Nhu cầu xuất hiện đơn vị đo:
- Chỉ ra vài vật cần đo: Đoạn đường từ trường về nhà em (hay từ nhà em đến trường) dài hơn, dài bằng hay ngắn hơn 1000m?
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS chọn đơn vị đo cho phù hợp.
* Ví dụ: Đo những đoạn đường dài hơn 1000m.
◦ Dùng bước chân ® sẽ không thể đo được chính xác.
◦ Dùng thước đo theo đơn vị mét sẽ rất mất công.
- HS chọn đơn vị đo cho phù hợp.
* Nêu nhu cầu xuất hiện đơn vị đo mới: Muốn đo được những con đường, ta phải sử dụng một đơn vị đo mới lớn hơn mét để thuận tiện khi đo.
- Lắng nghe.
b. Giới thiệu đơn vị Ki-lô-mét:
- Giới thiệu:
◦ Tên gọi: Đơn vị đo mới đó chính là Ki-lô-mét.
 Ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài (cả thế giới đều dùng).
◦ Kí hiệu: viết tắt là km, đọc là ki-lô-mét.
◦ Lắng nghe.
◦ HS đọc: ki-lô-mét (nhiều lần).
- Treo tranh cho HS quan sát hai cột mốc cây số, và giới thiệu: Khoảng cách (trong thực tế) giữa hai cột mốc này là 1 km.
- Quan sát và lắng nghe.
* Giới thiệu:
1 km = 1000 m
1000 m = 1 km
- Lặp lại nhiều lần.
c. Thực hành:
● Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học để đọc các đơn vị, cách sử dụng đơn vị phù hợp với thực tế.
● Cách tiến hành:
­ Bài 1:
- Viết số đo lên bảng.
- Quan sát.
- Yêu cầu HS nhận xét cách viết.
- Nhận xét cách viết.
◦ 1 km —> viết số “1” cách một con chữ o viết chữ “km”.
◦ HS viết trên bảng con 1 km.
 Đọc: một ki-lô-mét.
- Đọc: 5 km; 61 km; 1000 km; ...
- Viết trên bảng con.
­ Bài 2:
- Đưa lần lượt bảng ghi các số đo sau cho HS đọc.
- Đọc theo cá nhân - tổ - lớp.
­ Bài 3:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn, nhận biết yêu cầu của bài và thay nhau đo.
- Thảo luận nhóm 4.
* Lưu ý HS:
◦ Đặt thước: Vạch 0 của thước trùng với cổ tay (khi đo bàn tay); trùng với một đầu ngón tay trỏ (khi đo sải tay).
◦ Cầm thước: Các số ở phía trên, số 0 phía ngoài cùng, bên trái.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
+ a) Đo bàn tay em.
- Đặt thước thẳng để đo bàn tay.
+ b) So sánh độ dài của sải tay em với 1 m.
- Hướng dẫn HS sử dụng các từ: dài hơn, ngắn hơn, dài bằng để diễn tả.
- Sử dụng các từ: dài hơn, ngắn hơn, dài bằng để diễn tả.
­ Bài 4:
- Nói: Quãng đường từ cổng trường rẽ trái đến chợ (hoặc công viên, ngã tư,...) dài 1 km.
- Lắng nghe GV và ghi nhớ.
- Nói tiếp: Quãng đường từ cổng trường rẽ phải đến trường mầm non (hoặc công viên, ngã tư,...) dài 1 km.
- Lắng nghe GV và ghi nhớ.
* Lưu ý cung cấp số liệu chính xác vì HS sẽ (cùng với PH) kiểm tra trên đường đi học (hay về nhà).
3. Vận dụng: (5 phút)
● Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học.
● Cách tiến hành:
+ Hôm nay các em học bài gì?
+ Ki-lô-mét (tiết 1).
+ Em học được gì qua bài học ngày hôm nay?
+ Trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dặn: Về nhà các em luyện đọc và viết đơn vị đo ki-lô-mét. Xem trước bài tập của bài: Ki-lô-mét.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_27_bai_ki_lo_met.doc