Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 27, Bài: Ki-lô-mét (Tiết 2)

doc 3 trang phuong 02/11/2023 780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 27, Bài: Ki-lô-mét (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 27, Bài: Ki-lô-mét (Tiết 2)

Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 27, Bài: Ki-lô-mét (Tiết 2)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn học: Toán	Lớp: 2/
Tên bài học: Ki-lô-mét (tiết 2)	Số tiết: 2 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày  tháng  năm 
1. Yêu cầu cần đạt:
­ Năng lực:
● Năng lực chung:
- Tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học.
● Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài ki-lô-mét: tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết, độ lớn.
- Thực hiện được việc ước lượng bằng quãng đường khoảng 1 km.
- Làm quen với việc giải quyết vấn đề đơn giản với các số đo theo đơn vị ki-lô-mét.
- Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị ki-lô-mét và mét để chuyển đổi đơn vị đo.
­ Phẩm chất: 
- Phẩm chất: yêu nước.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
2. Đồ dùng dạy học:
­ GV:
- SGK.
- Hình vẽ dùng cho bài học, bài luyện tập 2 và bài khám phá (nếu cần), bản đồ Việt Nam, đặc biệt chuẩn bị dữ liệu cho bài thực hành 4 (ví dụ: quãng đường từ trường rẽ trái đến ... dài 1 km; quãng đường từ trường rẽ phải đến ... dài 1 km), các bảng con ghi số đo theo bài thực hành 2 (1 số / bảng).
­ HS: SGK, vở ghi, bút viết, bảng con, ghi nhận những số liệu khi thực hiện hoạt động thực tế của bài mét.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động, kết nối: (5 phút)
● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
● Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hát.
- Cả lớp hát.
+ Để đo quãng đường dài từ tỉnh này sang tỉnh khác thì dùng đơn vị đo nào?
+ Trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu và ghi tựa: Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Ki-lô-mét (tiết 2).
- HS nghe và nhắc lại tựa.
2. Luyện tập, thực hành: (25 phút)
● Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học.
● Cách tiến hành:
a. Bài 1:
- Cho HS thảo luận nhóm hai tìm hiểu bài và nhận biết:
+ Yêu cầu của bài.
+ Tìm thế nào?
- Thảo luận nhóm hai tìm hiểu bài.
+ Yêu cầu: Điền số.
+ Chuyển đổi đơn vị đo.
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân sau đó chia sẻ với bạn bên cạnh.
- Thực hiện cá nhân sau đó chia sẻ với bạn bên cạnh.
- Sửa bài, tổ chức cho HS chơi tiếp sức, tạo điều kiện cho HS điền/ nói theo trí nhớ.
- Các đội thi đua sửa tiếp sức.
- Nhận xét, tuyên dương.
b. Bài 2:
+ Quan sát hình vẽ em nhận biết điều gì?
+ Quãng đường từ A đến C đi qua B là đường gấp khúc gồm: quãng đường AB và quãng đường BC. Quãng đường từ A đến C không đi qua B là đường thẳng.
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Quãng đường từ A đến C (không đi qua B) dài bao nhiêu ki-lô-mét?
+ Quảng đường từ A đến C (đi qua B) dài bao nhiêu ki-lô-mét?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn và làm bài.
- Làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
- Gọi một số HS trình bày, khuyến khích HS giải thích cách làm (kết hợp với tranh vẽ).
- Một số HS trình bày và giải thích cách làm.
- Nhận xét, tuyên dương.
c. Bài 3:
+ Quan sát hình vẽ em nhận biết điều gì?
+ Bản đồ Việt Nam có ghi chú các quãng đường đi từ tỉnh này đến tỉnh khác.
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Trả lời.
­ a)
- Yêu cầu HS đọc thông tin: Đoạn đường đi từ Hà Nội đến Cao Bằng dài 285 km.
- Đọc thông tin.
- Yêu cầu HS tìm thông tin trên bản đồ: khoảng cách Hà Nội - Cao Bằng là ? km.
- Quan sát bản đồ, tìm thông tin.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
- Làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
- Gọi một số HS trình bày.
- Một số HS trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
­ b)
- Yêu cầu HS xác định vị trí các tỉnh trên bản đồ, dựa vào đó để trả lời câu hỏi.
- Quan sát bản đồ tìm thông tin và trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với 
- Làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
bạn.
- Sửa bài, gọi HS trình bày, khuyến khích HS vừa nói, vừa chỉ vào bản đồ.
- Trình bày vừa nói, vừa chỉ vào bản đồ.
- Nhận xét, tuyên dương.
d. Khám phá và đất nước em:
­ Khám phá:
- Treo hình như SGK lên.
+ Trong hình có gì?
+ Đoạn đường có xe chạy, lề đường có cột mốc.
+ Trên cột mốc ghi gì?
+ Cột mốc ghi: Biên Hòa 408km.
+ Bạn Ong nói gì?
+ Bạn Ong nói: Còn 408 km mới đến Biên Hoà.
* Giải thích: Đoạn đường từ cột mốc này đến Biên Hoà dài 408 km, cũng có nghĩa là cột mốc này còn cách Biên Hoà 408 km.
- Lắng nghe.
­ Đất nước em:
* Giới thiệu: Biên Hoà là một thành phố công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam.
- Lắng nghe.
- Giúp HS xác định tỉnh Đồng Nai trên bản đồ Việt Nam (SGK trang 114).
- Xác định vị trí của tỉnh Đồng Nai trên bản đồ.
3. Vận dụng: (5 phút)
● Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học.
● Cách tiến hành:
+ Hôm nay các em học bài gì?
+ Ki-lô-mét (tiết 2).
- Cho HS chơi trò chơi: Đố bạn.
- HS chơi trò chơi: Đố bạn.
- Yêu cầu mỗi HS viết một số đo theo ki-lô-mét vào bảng con để chơi.
- Viết một số đo theo ki-lô-mét vào bảng con.
+ GV: Đố bạn, đố bạn.
+ GV đưa bảng của mình ra và nói: số này đọc thế nào?
◦ Ví dụ: 108 km.
+ HS: Đố gì, đố gì?
+ HS: Một trăm linh tám ki-lô-mét.
- Cho HS thay nhau lên điều khiển lớp chơi.
- HS tiếp tục trò chơi.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dặn: Về nhà các em luyện đọc và viết đơn vị đo ki-lô-mét; tìm những đồ vật có hình khối trụ, khối cầu. Xem trước bài: Khối trụ - Khối cầu.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_27_bai_ki_lo_met.doc