Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3, Bài: Điểm, đoạn thẳng (Tiết 1)

doc 5 trang phuong 29/10/2023 940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3, Bài: Điểm, đoạn thẳng (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3, Bài: Điểm, đoạn thẳng (Tiết 1)

Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3, Bài: Điểm, đoạn thẳng (Tiết 1)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn học: Toán	Lớp: 2/
Tên bài học: Điểm – Đoạn thẳng (tiết 1)	Số tiết: 2 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày  tháng  năm 
1. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được điểm và đoạn thẳng.
- Sử dụng thước thẳng để đo và vẽ độ dài các đoạn thẳng không quá 20 cm.
- Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị xăng-ti-mét.
- Thực hành về vị trí, phương hướng.
- Thực hành ước lượng và đếm số lượng của một nhóm đối tượng.
­ Năng lực: 
- Tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học.
­ Phẩm chất:
- Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm (yêu thương và bỏ vệ thú vật quý hiếm), yêu nước (thông qua vẻ đẹp của tình Bình Thuận).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
2. Đồ dùng dạy học:
­ GV:
- Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét.
- Vài gương sen (nếu có).
­ HS: SGK, bảng con.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động, kết nối: (5 phút)
● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
● Cách tiến hành:
- GV cho HS hát.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK.
+ HS trong tranh có những gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS hát.
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi của GV.
_ Để đi từ lều này đến lều kia người ta phải đi theo những dấu chấm tròn. Các chấm này cho ta hình ảnh của các điểm. Sợi dây nối hai chấm tròn trước mỗi cái lều cho ta hình ảnh về đoạn thẳng.
- HS nghe.
- GV giới thiệu và ghi tựa: Điểm – đoạn thẳng.
- HS nhắc lại tựa bài.
2. Hình thành kiến thức mới: (25 phút)
● Mục tiêu: HS nhận biết điểm, đoạn thẳng; đọc tên điểm, đoạn thẳng cho trước; nhận dạng điểm, đoạn thẳng trong thực tế, đo độ dài đoạn thẳng cho trước.
● Cách tiến hành:
a. Giới thiệu điểm và đoạn thẳng:
- GV yêu cầu HS thực hiện vẽ theo nội dung sau:
+ Vẽ mắt cho gà con.
+ Vẽ cho đủ 6 chấm tròn.
+ Vẽ chấm tròn vị trí hồng tâm (GV giới thiệu vị trí hồng tâm).
- HS lắng nghe thực hiện theo yêu cầu của GV
+ Chọn từng cặp thích hợp:
b. Giới thiệu cách đọc tên điểm, đoạn thẳng:
­ Điểm:
- GV giới thiệu những chấm tròn HS vừa vẽ là hình ảnh của “điểm”. Để phân biệt điểm này với điểm khác người ta dùng các chữ cái A; B; C; D; để gọi điểm.
- HS nghe.
- GV vẽ lên bảng hai điểm A và B rồi hướng dẫn HS đọc.
- HS quan sát hình vẽ của giáo viên và đọc theo hướng dẫn.
­ Đoạn thẳng:
- GV dùng thước vẽ một vạch, nối điểm A và B và giới thiệu: đây là hình ảnh đoạn thẳng.
- HS quan sát và lắng nghe.
- GV chỉ vào hình minh họa điểm A, điểm B, đoạn thẳng AB cho HS đọc.
- HS đọc theo GV chỉ: điểm A, điểm B, đoạn thẳng AB.
c. Thực hành:
­ Bài 1:
- GV giới thiệu cách đọc tên điểm và đoạn thẳng.
◦ Thứ tự đọc: không bắt buộc đọc từ đâu, tuy nhiên người ta thường đọc từ trái sang phải, đọc theo thứ tự trong bảng chữ cái, đọc theo chiều kim đồng hồ (đối với hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật) vả phải đọc lần lượt, không “nhảy cóc”.
◦ Đọc theo tên chữ cái: a, bê, xê, ..., không đọc theo âm: a, bơ, cờ,...
- HS nghe.
- GV chỉ lần lượt từng điểm, đoạn thẳng cho HS đọc:
- HS đọc:
◦ Đọc thầm.
◦ Hai bạn đọc cho nhau nghe.
◦ Đọc cho cả lớp nghe.
­ Bài 2:
- GV hướng dẫn, lưu ý HS để biết đoạn thẳng DE dài bao nhiêu là đúng thì phải nhìn kĩ số đo đoạn thẳng DE có trên thước đo.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- GV cho HS quan sát hình, nhìn kĩ số đo đoạn thẳng DE và kết luận câu đúng, sai.
- HS trả lời:
◦ a) Đoạn thẳng DE dài 4 cm: sai.
◦ b) Đoạn thẳng DE dài 3cm: đúng.
­ Bài 3:
- GV yêu cầu HS quan sát hình nhận biết và gọi tên đoạn thẳng có trong hình.
- HS nhận biết và gọi tên các đoạn thẳng: đoạn thẳng AB, đoạn thẳng BC, đoạn thẳng AC.
- GV hướng dẫn HS dùng thước đo, đo độ dài của các đoạn thẳng, lưu ý:
◦ Đặt thước đo đúng, ví dụ: vạch số 0 trùng với điểm A, mép thước trùng với đoạn thẳng.
◦ Đọc số đo.
◦ Viết số đo vào bảng con.
- HS nghe.
- HS đo độ dài của các đoạn thẳng và ghi vào bảng con.
- GV mở rộng, giúp HS nhận biết tổng số đo hai đoạn thẳng AB và BC là độ dài đoạn thẳng AC.
◦ Đoạn thẳng AB dài: 7 cm.
◦ Đoạn thẳng BC dài: 3 cm.
◦ Đoạn thẳng AC dài: 10 cm.
- HS nghe.
­ Bài 4:
- GV hướng dẫn HS hai bước vẽ đoạn thẳng dài 4 cm theo mẫu:
◦ Bước l: Đặt thước đo đúng, chấm một điểm tại vạch số 0 cm và chấm một điểm tại vạch chỉ 4 cm.
◦ Bước 2: Nối hai điểm vừa vẽ.
- HS nghe.
- GV yêu cầu: mỗi HS vẽ một đoạn thẳng dài 10 cm ra bảng con, đặt tên cho đoạn thẳng đó. Sau đó bạn bên cạnh đùng thước để kiẻm tra hình vẽ của bạn mình.
- HS vẽ ra bảng con và thực hiện theo yêu cầu của GV.
3. Vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)
● Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học.
● Cách tiến hành:
+ Hôm nay các em học bài gì?
+ Điểm – đoạn thẳng.
- Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng CD.
- HS vẽ vào bảng con.
- Dặn: Các em về nhà tập vẽ lại đoạn thẳng. Xem trước phần luyện tập của bài: Điểm – đoạn thẳng.
- HS lắng nghe.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_3_bai_diem_doan_t.doc