Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3, Bài: Điểm, đoạn thẳng (Tiết 2)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3, Bài: Điểm, đoạn thẳng (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 3, Bài: Điểm, đoạn thẳng (Tiết 2)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn học: Toán Lớp: 2/ Tên bài học: Điểm – Đoạn thẳng (tiết 2) Số tiết: 2 tiết Thời gian thực hiện: Ngày tháng năm 1. Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được điểm và đoạn thẳng. - Sử dụng thước thẳng để đo và vẽ độ dài các đoạn thẳng không quá 20 cm. - Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị xăng-ti-mét. - Thực hành về vị trí, phương hướng. - Thực hành ước lượng và đếm số lượng của một nhóm đối tượng. Năng lực: - Tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học. Phẩm chất: - Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm (yêu thương và bỏ vệ thú vật quý hiếm), yêu nước (thông qua vẻ đẹp của tình Bình Thuận). - Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt. 2. Đồ dùng dạy học: GV: - Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét. - Vài gương sen (nếu có). HS: SGK, bảng con. 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5 phút) ● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. ● Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS múa hát vui tươi. - HS thực hiện theo yêu cầu. - GV giới thiệu và ghi tựa: Điểm – đoạn thẳng - HS nhắc lại tựa bài. 2. Luyện tập, thực hành: (25 phút) ● Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách đọc tên điểm, đoạn thẳng; đo độ dài của đoạn thẳng cho trước. ● Cách tiến hành: a. Bài 1: - Yêu cầu HS ghi số đoạn thẳng của mỗi hình - HS ghi vào bảng con. vào bảng con. + Hình ABCD: 4 đoạn thẳng. + Hình LMN: 3 đoạn thẳng. + Hình RSOTV: 6 đoạn thẳng. - GV sửa bài, gọi một số HS lên bảng chỉ rõ các đoạn có trong hình và đọc tên các đoạn đó - HS chỉ và đọc tên các đoạn thẳng. - Nhận xét, tuyên dương các HS chỉ và đọc đúng tên các đoạn thẳng. b. Bài 2: - GV sử dụng hình vẽ minh họa cho HS thảo luận nhóm đôi: 5cm .?.cm 3cm - HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện các yêu cầu. + Vẽ đoạn thẳng AC dài 10 cm. + Xác định ví trí của mỗi chú sên khi bò được 5cm và 3 cm. + Đo để biết hai chú sên cách nhau bao nhiêu xăng-ti-mét? - GV sửa bài, gọi một số nhóm trình bày và giải thích cách làm. - Các nhóm trình bày, giải thích cách làm. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Vận dụng, trải nghiệm: (5 phút) ● Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi, hoạt động thực tế. ● Cách tiến hành: + Hôm nay các em học bài gì? + Điểm – đoạn thẳng. a. Trò chơi “Các bạn đi đâu”: _ GV phân tích mẫu: đường đi của các bạn gồm các đoạn thẳng, độ dài mỗi đoạn thẳng và hướng đi do người hướng dẫn thông báo. - HS nghe. - GV cho cả lớp chơi thử một lần. - HS cả lớp chơi thử. - GV tổ chức chơi theo nhóm, mỗi nhóm chọn một vật để di chuyển. Cả nhóm thực hiện theo hiệu lệnh của người hướng dẫn. - HS phân theo nhóm, chơi trò choi theo hiệu lệnh của người hướng dẫn. b. Khám phá: - GV giới thiệu hoa sen, gương sen, hạt sen và công dụng của chúng. - HS lắng nghe GV giới thiệu. - Giáo viên cho HS quan sát gương sen và nhận biết: mỗi điểm trên gương sen là đầu của một hạt sen. Có bao nhiêu điểm thì có bấy nhieu hạt sen. - HS quan sát, nhận biết. - GV yêu cầu HS ước lượng rồi đếm hạt sen. - HS ước lượng và đếm. c. Đất nước em: - GV cho HS quan sát hình ảnh và giới thiệu: cầu Lê Hồng Phong ở thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận. - HS quan sát và lắng nghe. + Hình ảnh những dây văng hay dây cáp nối + Đoạn thẳng. các điểm bên dưới thành cầu với các trụ cầu làm em liên tưởng đến hình ảnh hình học nào? - GV giáo dục ý thức bảo vệ vẻ đẹp của những cây cầu dây văng. - HS nghe. - GV giới thiệu về cầu Lê Hồng Phong là cây cầu đúc, có dây văng, bắc qua sông Cà Ty là địa điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Cầu Lê Hồng Phong được khánh thành đưa vào sử dụng vào tháng 12/2002. - HS nghe. - GV yêu cầu HS tìm vị trí tỉnh Bình Thuận trên bản đồ (SGK trang 130). - HS quan sát bản đồ và tìm ví trí của tỉnh Bình thuận. - Dặn: Về nhà các em tìm các hình ảnh đoạn thẳng. Xem trước bài: Tia số - Số liền trước, số liền sau. - HS lắng nghe. 4. Điều chỉnh sau bài dạy:
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_3_bai_diem_doan_t.doc