Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 30, Bài: Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 (Tiết 2)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 30, Bài: Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 30, Bài: Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 (Tiết 2)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn học: Toán Lớp: 2/ Tên bài học: Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 (tiết 2) Số tiết: 2 tiết Thời gian thực hiện: Ngày tháng năm 1. Yêu cầu cần đạt: Năng lực: ● Năng lực chung: - Tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học. ● Năng lực đặc thù: - Thực hiện được phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 bằng cách đặt tính. - Thực hiện cộng nhẩm các số tròn trăm. - Vận dụng giải bài toán có lời văn. Phẩm chất: - Phẩm chất: yêu nước. - Tích hợp: Toán học và cuộc sống. 2. Đồ dùng dạy học: GV: - SGK, các thẻ trăm, thanh chục, các khối lập phương rời (như phần bài học). HS: SGK, vở ghi, bút viết, bảng con, các thẻ trăm, thanh chục, các khối lập phương rời (như phần bài học). 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5 phút) ● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. ● Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS hát. - Cả lớp hát. - Giới thiệu và ghi tựa: Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 (tiết 2). - HS nghe và nhắc lại tựa. 2. Luyện tập, thực hành: (25 phút) ● Mục tiêu: HS biết thực hiện tính cộng số có ba chữ số, áp dụng thực hiện trên sơ đồ tách gộp, tính quãng đường. ● Cách tiến hành: a. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu. - Hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu để tính nhẩm, xem trăm là đơn vị đếm. Như vậy: 600 + 100 GV nêu: 6 trăm + 1 trăm = 7 trăm 600 + 100 = 700 - Lắng nghe và quan sát. - Yêu cầu HS nhẩm tương tự các bài còn lại. - Thực hiện các bài còn lại. - Gọi kiểm tra việc tính nhẩm của HS. - Đọc kết quả. * Lưu ý: 10 trăm = 1 nghìn - Nhận xét, tuyên dương. b. Bài 2: - Yêu cầu HS tính các phép tính. Sau đó so sánh với kết quả bạn kế bên. - Thực hiện hiện tính (có thể đặt tính rồi tính hoặc tính miệng từng hàng để ra kết quả. - Chữa bài cho HS, sau đó GV nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các bạn. c. Bài 3: - Cho HS quan sát, nhận biết ba số liên kết với nhau theo các đường nối sẽ tạo thành sơ đồ tách - gộp: số trên là tổng hai số ngay dướí nó. ◦ Ví dụ: 656 + 100 = 756. - Quan sát và nhận biết. - Yêu cầu HS cùng hợp tác trong nhóm để hoàn thành bàì tập, lưu ý chỉ tìm được số trên khi biết cả hai số ngay dưới. - Các nhóm thảo luận và thực hiện. - Sửa bài, mời các nhóm trình bày kết quả và khuyến khích HS nêu lại cách tính. - Các nhóm trình bày kết quả. * Nhận xét, mở rộng giới thiệu: ◦ Vai trò của hàng hải đối với nước ta. ◦ Công dụng của các thùng chứa hàng. - Lắng nghe. d. Bài 4: - Gọi HS đọc bài toán. - Đọc bài toán. + Bài toán cho biết gì? + Tàu thứ nhất chở 150 kiện hàng. + Tàu thứ hai chở 223 kiện hàng. + Bài toán hỏi gì? + Cả hai tàu chở bao nhiêu kiện hàng. - Yêu cầu HS làm vào vở. 1 HS làm bảng con. - HS làm vào vở. 1 HS làm bảng con. - Dính bảng con của HS để chữa bài. - Yêu cầu HS thự hiện thao tác gộp cả hai tàu để có kiện hàng tất cả. - Nhận xét, tuyên dương. - HS đọc bài làm của mình. Bài giải Số kiện hàng cả hai tàu chở tất cả: 150 + 223 = 373 (kiện hàng) Đáp số: 373 kiện hàng. e. Bài 5: - Yêu cầu HS trao đổi cách làm trong nhóm để tìm quãng đường từ cảng Sa Kỳ đến cảng Gianh (đi qua cảng Tiên Sa). - Trao đổi trong nhóm cách làm. - Gọi HS nêu phép tính và câu trả lời. - Nêu phép tính và câu trả lời. - Sửa bài, khuyến khích HS trình bày cách giải quyết vần đề. Nhận xét phần trình bày và kết luận của HS. 134 + 235 = 369 Trả lời: Quãng đường từ cảng Sa Kỳ đến cảng Gianh (đi qua cảng Tiên Sa) dài 369 km. 3. Vận dụng, trải nghiệm: (5 phút) ● Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học. ● Cách tiến hành: + Hôm nay các em học bài gì? + Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 (tiết 2). - Giới thiệu về 3 cảng trên: ◦ Cảng Sa Kỳ là cảng biển và cũng là một trong năm cửa biển của tỉnh Quảng Ngãi. Là cảng đưa đón khách ra đảo Lý Sơn. ◦ Cảng Tiên Sa là một cảng biển tại thành phố Đà Nẵng. ◦ Sông Gianh là một biểu trưng địa lí của tỉnh Quảng Binh. Cửa sông có cảng biển gọi là Cảng Gianh. - Lắng nghe GV giới thiệu. - Yêu cầu HS tìm vị trí tỉnh Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Bình trên bản đồ (SGK trang 114). - Quan sát bản đồ xác định vị trí. - Dặn: Ngoài 3 cảng được nêu trong bài 5, em hãy tìm thêm tên vài cảng biển khác ở nước ta. Xem trước bài: Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000. - HS lắng nghe. - Nhận xét tiết học. 4. Điều chỉnh sau bài dạy:
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_30_bai_phep_cong.doc