Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 30, Bài: Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 (Tiết 2)

doc 3 trang phuong 02/11/2023 930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 30, Bài: Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 30, Bài: Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 (Tiết 2)

Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 30, Bài: Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 (Tiết 2)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn học: Toán	Lớp: 2/
Tên bài học: Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 (tiết 2)
Số tiết: 2 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày  tháng  năm 
1. Yêu cầu cần đạt:
­ Năng lực:
● Năng lực chung:
- Tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học.
● Năng lực đặc thù:
- Thực hiện được phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 bằng cách đặt tính.
- Thực hiện trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm.
- Củng cố quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Vận dụng giải bài toán có lời văn.
­ Phẩm chất: 
- Phẩm chất: yêu nước.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống.
2. Đồ dùng dạy học:
­ GV:
- SGK, các thẻ trăm, thanh chục, các khối lập phương rời (như phần bài học).
­ HS: SGK, vở ghi, bút viết, bảng con, các thẻ trăm, thanh chục, các khối lập phương rời (như phần bài học).
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5 phút)
● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
● Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hát.
- Cả lớp hát.
- Giới thiệu và ghi tựa: Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 (tiết 2).
- HS nghe và nhắc lại tựa.
2. Luyện tập, thực hành: (25 phút)
● Mục tiêu: HS biết thực hiện tính trừ số có ba chữ số, nhẩm nhanh đáp án, điền khuyết kết 
quả.
● Cách tiến hành:
a. Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nhìn vào từng phép tính; sau đó tìm kết quả bằng cách nhẩm (coi chục, trăm là đơn vị đếm).
- Thực hiện tính nhẩm các phép tính.
- Yêu cầu HS nhẩm.
◦ 700 – 300 = ?
◦ 350 – 120 = ?
- HS nhẩm:
◦ 7 trăm trừ 3 trăm bằng 4 trăm.
◦ 35chục trừ 12 chục bằng 23 chục, tức là 230.
- Yêu cầu HS nhẩm tương tự các bài còn lại.
- Thực hiện các bài còn lại.
- Gọi kiểm tra việc tính nhẩm của HS.
- Đọc kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương.
b. Bài 2:
- Hướng dẫn HS chọn ba số để viết thành bốn phép tính.
* Ví dụ: trong ba số: 200; 100; 300. HS viết các phép tính có liên quan với nhau, đó là:
◦ 200 + 100 = 300
◦ 100 + 200 = 300
◦ 300 - 100 = 200
◦ 300 - 200 = 100
- Lắng nghe GV hướng dẫn.
- Tương tự, GV yêu cầu HS làm cá nhân phần còn lại, sau đó trao đổi với bạn kế bên.
- Thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
- Sửa bài, gọi HS trình bày lên bảng lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS trình bày kết quả.
◦ 400 + 600 = 1000
◦ 600 + 400 = 1000
◦ 1000 - 400 = 600
◦ 1000 - 600 = 400
c. Bài 3:
- Hướng dẫn HS quan sát từng cột để tìm số còn thiếu trong ô.
- Quan sát từng cột.
- Yêu cầu HS làm cá nhân, sau đó chia sẻ với nhóm đôi.
- Thực hiện cá nhân sau đó chia sẻ với bạn bên cạnh.
* a) 7?5
 +
 ?34
 87?
+ Số đơn vị: 5 + 4 = ?
+ Số đơn vị: 5 + 4 = 9 (viết 9 vào chỗ dấu ?)
+ Số chục: ? + 3 = 7.
+ ? là số 4.
+ Số trăm: ? + 3 = 7.
+ ? là số 1.
- Yêu cầu HS nêu lại kết quả hoàn chỉnh.
- HS nêu.
 745
 +
 134
 879
* b) 67?
 -
 ?51
 2?2
+ Số đơn vị: ? - 1 = 2
+ Số đơn vị: 3 - 1 = 2 (viết 3 vào chỗ dấu ?)
+ Số chục: 7 - 5 = ?
+ ? là số 2.
+ Số trăm: 6 - ? = 2.
+ ? là số 4.
- Yêu cầu HS nêu lại kết quả hoàn chỉnh.
- HS nêu.
 673
 +
 451
 222
d. Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề và suy nghĩ cách giải quyết vấn đề.
- Đọc đề và suy nghĩ.
- Yêu cầu HS thực hiện nhóm bốn, chia nhau tính kết quả các phép tính (tìm kết quả phép tính ở các kiện hàng). Sau đó nối với máy bay BT 252 (nối kiện hàng có kết quả 252 với máy bay BT 252).
- Thực hiện các phép tính trên các kiện hàng và nói với máy bay BT 252.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả. GV nhận xét.
- HS các nhóm trình bày kết quả và lắng nghe GV nhận xét.
e. Bài 5:
- Yêu cầu HS trao đổi cách làm trong nhóm để tìm núi Bà Đen cao hơn núi Cấm bao nhiêu mét?
- Thảo luận nhóm làm bài.
- Gọi HS nêu phép tính và câu trả lời.
- Sửa bài, khuyến klúch HS trình bày cách giải quyết vần đề. GV nhận xét phần trình bày và kết luận của HS.
- Nêu phép tính và câu trả lời:
986 – 705 = 281
 Trả lời: Núi Bà Đen cao hơn núi Cấm 281 m.
3. Vận dụng: (5 phút)
● Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học.
● Cách tiến hành:
+ Hôm nay các em học bài gì?
+ Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 (tiết 2).
- Giới thiệu về núi Bà Đen ở Tây Ninh và núi Cấm ở An Giang.
- Lắng nghe GV giới thiệu.
- Yêu cầu HS tìm vị trí tỉnh Tây Ninh và tỉnh An Giang trên bản đồ (SGK trang 114).
- Xác định trên bản đồ.
- Dặn: Về nhà các em xem lại bài. Xem trước bài: Nặng hơn, nhẹ hơn.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_30_bai_phep_tru_k.doc