Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 31, Bài: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 (Tiết 3)

doc 4 trang phuong 02/11/2023 950
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 31, Bài: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 31, Bài: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 (Tiết 3)

Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 31, Bài: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 (Tiết 3)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn học: Toán	Lớp: 2/
Tên bài học: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 (tiết 3)
Số tiết: 3 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày  tháng  năm 
1. Yêu cầu cần đạt:
­ Năng lực:
● Năng lực chung:
- Tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; giao tiếp toán học.
● Năng lực đặc thù:
- Thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 1000.
- Củng cố ý nghĩa của phép cộng, tên gọi các thành phần trong phép cộng, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép cộng.
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+).
- Bước đầu làm quen cách tính nhanh.
­ Phẩm chất: 
- Phẩm chất: yêu nước.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
2. Đồ dùng dạy học:
­ GV:
- SGK, 3 thẻ trăm, 11 thẻ chục và 14 khối lập phương.
­ HS: SGK, vở ghi, bút viết, bảng con, 2 thẻ trăm, 5 thẻ chục và 10 khối lập phương.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5 phút)
● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
● Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hát chuyền đồ vật”.
- Cả lớp chơi trò chơi “Hát chuyền đồ vật”.
- Cho HS hát một bài hát bất kì và chuyển 1 đồ vật trong lớp. Khi nhạc dừng đến đâu thì GV cho HS 1 phép tính. HS không làm được sẽ hát múa 1 bài hát, làm đúng có thưởng.
- Thực hiện theo yêu cầu GV
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu và ghi tựa: Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Phép cộng có nhớ trong phạm vi
- HS nghe và nhắc lại tựa.
1000 (tiết 3).
2. Luyện tập, thực hành: (25 phút)
● Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách cộng có nhớ trong phạm vi 1000.
● Cách tiến hành:
a. Bài 5:
+ Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gì?
+ Có 3 con gà, mỗi con gà có gắn một số, đó là số trứng của mình.
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Điền số vào chỗ trống.
+ Để tìm tổng số trứng gà theo yêu cầu ta thực hiện phép tính gì?
+ Thực hiện phép tính cộng.
- Yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: Thảo luận và làm bài.
- Thực hiện nhóm đôi: Thảo luận và làm bài.
- Sửa bài, khuyến khích HS giải thích cách làm.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Trình bày và giải thích.
◦ a) Tìm tổng số trứng của gà nâu và gà trắng là lấy số trứng của gà nâu cộng với số trứng của gà trắng.
◦ b) Tìm tổng số trứng của ba con gà là lấy số trứng của cả ba con gà cộng lại.
 Hoặc lấy kết quả câu a cộng với số trứng của gà xám.
b. Bài 6:
­ Câu a:
- Gọi HS đọc đề bài.
- HS đọc đề bài.
+ Trang trại nuôi bao nhiêu con gà đẻ trứng?
+ Trang trại nuôi 387 con gà đẻ trứng.
+ Trang trại nuôi bao nhiêu con gà lấy thịt?
+ Trang trại nuôi 550 con gà lấy thịt.
+ Bài toán hỏi gì?
+ Trang trại nuôi tất cả bao nhiêu con gà.
+ Muốn biết trang trại nuôi tất cả bao nhiêu con gà thì ta thực hiện phép tính gì?
+ Phép tính cộng.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. 1 HS làm bảng phụ.
- Làm bài cá nhân. 1 HS làm bảng phụ.
- Dính bảng phụ sửa bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dính bảng phụ và đọc bài làm vủa mình.
Bài giải
Trang trại nuôi tất cả số con gà:
387 + 550 = 937 (con gà)
Đáp số: 937 con gà
­ Câu b:
- Gọi HS đọc đề bài.
- HS đọc đề bài.
+ Gà đẻ trứng ăn hết bao nhiêu kg thức ăn?
+ Gà đẻ trứng ăn hết 409 kg thức ăn.
+ Gà lấy thịt ăn hết bao nhiêu kg thức ăn?
+ Gà lấy thịt ăn hết 231 kg thức ăn.
+ Bài toán hỏi gì?
+ Cả hai loại gà ăn hết bao nhiêu kg thức ăn.
+ Vậy ta thực hiện phép tính gì?
+ Phép tính cộng.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. 1 HS làm bảng phụ.
- Làm bài cá nhân. 1 HS làm bảng phụ.
- Dính bảng phụ sửa bài.
- Dính bảng phụ và đọc bài làm vủa mình.
Bài giải
- Nhận xét, tuyên dương.
Cả hai loại gà ăn hết số ki-lô-gam thức ăn:
409 + 231 = 640 (kg)
Đáp số: 640 kg
c. Thử thách:
- Giới thiệu sơ lược: Quá trình sinh trưởng của con gà.
- Lắng nghe.
- Đưa tranh, yêu cầu HS tìm hiểu đề bài.
◦ 1 con gà mái cân nặng bằng 2 con gà giò.
◦ 1 con gà trống cân nặng bằng 3 con gà giò.
◦ Cả ba con gà: 1 con gà trống, 1 con gà mái và 1 con gà giò cân nặng 6 kg.
- Nêu suy nghĩ đề bài cho.
+ Tìm thế nào?
+ Thay số gà trống và gà mái bằng số gà giò tương đương.
* Như vậy, 6 con gà giò nặng 6 kg.
- Yêu cầu HS thảo luận cách tìm số cân nặng của mỗi loại gà.
- Thảo luận cách tìm số cân nặng của mỗi loại gà.
- Yêu cầu HS trình bày, nhận xét, GV tuyên dương.
- HS trình bày.
+ 1 con gà giò cân nặng 1 kg.
+ 1 con gà mái cân nặng 2 kg.
+ 1 con gà trống cân nặng 3 kg.
Cả 3 con cân nặng 6 kg, vì 5 kg + 1 kg = 6 kg.
3. Vận dụng: (5 phút)
● Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học.
● Cách tiến hành:
+ Hôm nay các em học bài gì?
+ Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 (tiết 3).
- Đọc cho HS vài phép tính cho HS làm bảng con: 224 + 192; 338 + 429;
- HS làm bảng con.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dặn: Về nhà các em xem lại bài. Xem trước bài: Phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_31_bai_phep_cong.doc