Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 32, Bài: Tiền Việt Nam

doc 4 trang phuong 02/11/2023 940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 32, Bài: Tiền Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 32, Bài: Tiền Việt Nam

Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 32, Bài: Tiền Việt Nam
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn học: Toán	Lớp: 2/
Tên bài học: Tiền Việt Nam	Số tiết: 1 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày  tháng  năm 
1. Yêu cầu cần đạt:
­ Năng lực:
● Năng lực chung:
- Tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học.
● Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được đơn vị tiền tệ của Việt Nam là đồng.
- Nhận biết được một số tờ giấy bạc trong phạm vi 1 000 đồng (100 đồng; 200 đồng; 500 đồng; 1000 đồng).
- Nắm được mối quan hệ trao đổi giữa giá trị (mệnh giá) của các loại giấy bạc đó.
- Biết làm các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
­ Phẩm chất: 
- Phẩm chất: có trách nhiệm với gia đình (ý thức tiết kiệm tiền bạc), trung thực (thật thà, ngay thẳng trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
2. Đồ dùng dạy học:
­ GV:
- SGK.
- Một số tờ giấy bạc loại 100 đồng; 200 đồng; 500 đồng; 1 000 đồng và một số thẻ từ ghi 100 đồng; 200 đồng; 500 đồng; 1 000 đồng.
­ HS:
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con.
- Một số tờ giấy bạc loại 100 đồng; 200 đồng; 500 đồng; 1 000 đồng và một số thẻ từ ghi 100 đồng; 200 đồng; 500 đồng; 1 000 đồng.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5 phút)
● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
● Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hát.
- Cả lớp hát.
- Giới thiệu và ghi tựa: Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Tiền Việt Nam.
- HS nghe và nhắc lại tựa.
2. Hình thành kiến thức mới: (25 phút)
● Mục tiêu: HS nhận biết được đơn vị tiền Việt Nam và các tờ tiền Việt Nam trong phạm vi 1000 đồng.
● Cách tiến hành:
a. Giới thiệu đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng:
­ Tạo tình huống: nhu cầu xuất hiện tiền Việt Nam.
+ Trong cuộc vận động đóng góp ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19, gia đình các em đã có những tham gia nào để ủng hộ đất nước mình?
+ Đóng góp gạo cho hệ thống ATM; đóng góp nước suối, đồ ăn cho các y bác sĩ ở các bệnh viện dã chiến; tham gia hội từ thiện;...
+ Nếu nhà xa, hoặc chúng ta không thể tham gia đóng góp gạo, nước, đồ ăn,... thì chúng ta sẽ tham gia đóng góp ủng hộ bằng cách nào?
+ Đóng góp tiền trực tiếp; hoặc gửi qua tin nhắn điện thoại, ví dụ: soạn CV n gửi 1407- trong đó n là số lần ủng hộ 20 nghìn đồng
* Vậy chúng ta có thể dùng tiền để mua bán, trao đổi, ủng hộ,...
- Lắng nghe.
­ Giới thiệu đơn vị tiền Việt Nam:
- Giới thiệu “đồng” là đơn vị của tiền Việt Nam. Trên các phiếu ngân hàng thường ghi VNĐ (đọc là Việt Nam đồng; hiểu đơn vị tiền Việt Nam là đồng).
- Lắng nghe và ghi nhớ.
b. Giới thiệu các tờ tiền Việt Nam trong phạm vi 1000 đồng:
- Cho HS quan sát từng tờ tiền và yêu cầu HS nêu giá trị mỗi tờ tiền.
- Quan sát từng tờ tiền.
­ Tờ 100 đồng:
+ Vì sao em biết đó là tờ tiền có ghi 100 đồng?
+ Mặt trước và mặt sau có ghi chữ Một trăm đồng và số 100.
- Chọn lọc, giới thiệu cho HS biết thêm về tờ giấy bạc 100 đồng trong các nội dung sau:
Mệnh giá
Màu chủ đạo
Miêu tả
Mặt trước
Mặt sau
Loại giấy
100 đ
Đỏ nâu
Quốc huy
Chùa Phổ Minh
Cotton
- Lắng nghe GV giới thiệu.
­ Tiến hành tương tự với các tờ tiền 200 
đồng; 500 đồng; 1000 đồng.
Mệnh giá
Màu chủ đạo
Miêu tả
Mặt trước
Mặt sau
Loại giấy
200 đ
Đỏ nâu
Hình Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sản xuất nông nghiệp
Cotton
Mệnh giá
Màu chủ đạo
Miêu tả
Mặt trước
Mặt sau
Loại giấy
500 đ
Đỏ cánh sen
Hình Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phong cảnh cảng Hải Phòng
Cotton
Mệnh giá
Màu chủ đạo
Miêu tả
Mặt trước
Mặt sau
Loại giấy
1000 đ
Màu xanh vàng
Hình Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cảnh khai thác gỗ
Cotton
c. Thực hành:
­ Bài 1:
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự quan sát lại một số tờ tiền đã được GV phát trong nhóm. Sau đó nói cho nhau nghe:
a) Mỗi tờ tiền có giá trị bao nhiêu đồng?
- Làm việc cá nhân, quan sát tờ tiền và nói cho nhau nghe.
b) Nói về màu sắc và hình ảnh trên mỗi tờ tiền.
- Sửa bài, gọi HS nêu lại cho cả lớp cùng nghe.
- HS nêu lại cho cả lớp cùng nghe.
- Nhận xét, tuyên dương.
­ Bài 2:
- Yêu cầu HS sắp xếp các tờ tiền theo giá trị từ lớn đến bé.
- Chia sẻ trong nhóm để các bạn cùng tham gia sắp xếp.
- Sửa bài, gọi HS trình bày kết quả đã sắp xếp.
- HS trình bày kết quả đã sắp xếp.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Vận dụng: (5 phút)
● Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học.
● Cách tiến hành:
+ Hôm nay các em học bài gì?
+ Tiền Việt Nam.
- Nhắc nhở HS ý thức khi sử dụng tiền:
◦ Giữ gìn tiền cẩn thận.
◦ Rửa tay sau khi tiếp xúc với tiền.
◦ Tiết kiệm.
◦ Trung thực.
- Lắng nghe GV nhắc nhở và ghi nhớ.
- Dặn: Về nhà các em xem lại bài. Xem trước bài tập 1, 2 của bài: Em làm được những gì?
- HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_32_bai_tien_viet.doc