Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 34, Bài: Ôn tập phép cộng và phép trừ (Tiết 3)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 34, Bài: Ôn tập phép cộng và phép trừ (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 34, Bài: Ôn tập phép cộng và phép trừ (Tiết 3)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn học: Toán Lớp: 2/ Tên bài học: Ôn tập phép cộng và phép trừ (Tiết 3) Số tiết: 3 tiết Thời gian thực hiện: Ngày tháng năm 1. Yêu cầu cần đạt: Năng lực: ● Năng lực chung: - Tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán. ● Năng lực đặc thù: - Tính nhầm. - Thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 1000. - Vận dụng mối liên hệ cộng, trừ để tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ. Phẩm chất: - Phẩm chất: yêu nước. - Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội. 2. Đồ dùng dạy học: GV: - SGK. HS: SGK, vở ghi, bút viết, bảng con. 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động, kết nối: (5 phút) ● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. ● Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn. - Cả lớp chơi trò chơi: Ai nhanh hơn. - Ghi lên bảng bài giải toán dạng trắc nghiệm. HS giơ thẻ A, B, C chọn đáp án đúng sau hiệu lệnh của GV. - Lớp giơ thẻ chọn kết quả đúng. + Vì sao em chọn? + Giải thích. - Nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu và ghi tựa: Ôn tập phép cộng và phép trừ (tiết 3). - HS nghe và nhắc lại tựa. 2. Luyện tập, thực hành: (25 phút) ● Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học. ● Cách tiến hành: a. Bài 8: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Đọc yêu cầu bài. + Bài toán cho gì? + Nam hái được 125 quả dâu, Hà hái được 167 quả. + Bài toán hỏi gì? + Nam hái được ít hơn Hà bao nhiêu quả? - Cho HS làm bài cá nhân. 1 HS làm bảng phụ. - Làm bài cá nhân. 1 HS làm bảng phụ. - Đính bảng phụ chữa bài. - Nhận xét, tuyên dương. - Đọc bài làm của mình. Bài giải Nam hái được ít hơn Hà số quả dâu là: 167 – 125 = 42 (quả) Đáp số: 42 quả dâu + Vì sao em chọn phép tính trừ? + Chọn phép trừ vì tìm xem ít hơn bao nhiêu. - Cho HS đổi vở kiểm bài. - HS đổi vở kiểm bài bạn. * Lưu ý HS khi so sánh để tìm xem nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu có một cách làm (thực hiện phép tính trừ), nhung có hai cách nói: ◦ Nhiều hơn (khi so sánh số lớn với số bé). ◦ Ít hơn (khi so sánh số bé với số lớn). - Lắng nghe. b. Bài 9: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Đọc yêu cầu bài. + Bài toán cho gì? + Thửa ruộng thứ nhất có 216 cuộn rơm, thửa ruộng thứ hai có 328 cuộn rơm. + Bài toán hỏi gì? + Cả hai thửa ruộng có bao nhiêu cuộn rơm. - Cho HS làm bài cá nhân. 1 HS làm bảng phụ. - Làm bài cá nhân. 1 HS làm bảng phụ. - Đính bảng phụ chữa bài. - Nhận xét, tuyên dương. - Đọc bài làm của mình. Bài giải Số cuộn rơm có ở cả hai thửa ruộng là: 216 + 328 = 544 (cuộn rơm) Đáp số: 544 cuộn rơm + Vì sao em chọn phép tính cộng? + Chọn phép cộng vì bài toán yêu cầu tìm tất cả. - Cho HS đổi vở kiểm bài. - HS đổi vở kiểm bài bạn. 3. Vận dụng: (5 phút) ● Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học. ● Cách tiến hành: + Hôm nay các em học bài gì? + Ôn tập phép cộng và phép trừ (tiết 3). - Giới thiệu hoạt động thu hoạch lúa ở Long An. ◦ Giới thiệu máy gặt lúa. ◦ Giới thiệu máy cuộn rơm. - Lắng nghe. + Các cuộn rơm có dạng hình gì? + Các cuộn rơm có dạng hình khối trụ. - Giới thiệu: Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nước Việt Nam. - Lắng nghe. - Cho 2 HS thi đua tìm vị trí tỉnh Long An - 2 HS thi đua tìm vị trí tỉnh Long An trên trên bản đồ. bản đồ. - Dặn: Về nhà các em lại bài. Xem trước bài tập 1, 2, 3 của bài: Ôn tập phép nhân và phép chia. - HS lắng nghe. - Nhận xét tiết học. 4. Điều chỉnh sau bài dạy:
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_34_bai_on_tap_phe.doc