Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 35, Bài: Ôn tập biểu đồ tranh, có thể, chắc chắn, không thể (Tiết 2)

doc 3 trang phuong 02/11/2023 800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 35, Bài: Ôn tập biểu đồ tranh, có thể, chắc chắn, không thể (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 35, Bài: Ôn tập biểu đồ tranh, có thể, chắc chắn, không thể (Tiết 2)

Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 35, Bài: Ôn tập biểu đồ tranh, có thể, chắc chắn, không thể (Tiết 2)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn học: Toán	Lớp: 2/
Tên bài học: Ôn tập biểu đồ tranh, có thể, chắc chắn, không thể (Tiết 2)
Số tiết: 2 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày  tháng  năm 
1. Yêu cầu cần đạt:
­ Năng lực:
● Năng lực chung:
- Tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
● Năng lực đặc thù:
- Một số yếu tố thống kê và xác suất:
+ Thu thập, phân loại, kiểm đếm, đọc, nhận xét đơn giản biểu đồ tranh.
+ Mô tả khả năng xảy ra với các từ: có thể, chắc chắn, không thể.
­ Phẩm chất: 
- Phẩm chất: yêu nước.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
2. Đồ dùng dạy học:
­ GV:
- SGK.
­ HS: SGK, vở ghi, bút viết, bảng con.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5 phút)
● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
● Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hát. 
- Cả lớp hát.
- Giới thiệu và ghi tựa: Ôn tập biểu đồ tranh, có thể, chắc chắn, không thể (tiết 2).
- HS nghe và nhắc lại tựa.
2. Luyện tập, thực hành: (25 phút)
● Mục tiêu: HS Làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của tình huống bốc khối lập phương xanh, đỏ. Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan đến thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể.
● Cách tiến hành:
a. Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Đọc yêu cầu bài.
+ Đề bài yêu cầu ta làm gì?
+ Điền các từ: Có thể, chắc chắn, không thể vào các câu a, b, c.
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
- Thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
- Sửa bài, gọi HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Đọc kết quả và giải thích.
◦ a) chắc chắn (vì cả hai khối lập phương đều màu đỏ).
◦ b) không thể (vì cả hai khối lập phương đều màu xanh).
◦ c) có thể (vì có một khối lập phương màu đỏ và một khối lập phương màu xanh).
* Chốt kiến thức:
◦ Dùng từ chắc chắn khi biết rõ chắc chắn xảy ra.
◦ Dùng từ không thể khi biết rõ chắc chắn không xảy ra.
◦ Dùng từ có thể khi biết có thể xảy ra nhưng không chắc chắn.
- Lắng nghe.
b. Đất nước em:
- Cho HS đếm các loại rau củ trong hình (liệt kê/kể tên để đếm cho dễ).
- Quan sát hình và đếm.
* Giới thiệu: Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều tài nguyên thiên nhiên, là một trong những điểm du lịch nổi tiếng cùa Việt Nam, một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sàn phẩm rau và hoa. Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa anh đào”, ...
- Lắng nghe.
- Treo bản đồ lên bảng và yêu cầu HS tìm vị trí tỉnh Lâm Đồng trên bản đồ.
- HS lên bảng xác định.
* Mỗi bữa cơm em cần ăn nhiều rau củ sẽ tốt cho sức khoẻ (vì các loại rau củ cung cấp thêm vi-ta-min và dưỡng chất cho cơ thể).
- Lắng nghe.
3. Vận dụng: (5 phút)
● Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học.
● Cách tiến hành:
+ Hôm nay các em học bài gì?
+ Ôn tập biểu đồ tranh, có thể, chắc chắn, không thể (tiết 2).
- Tổ chức HS chơi trò chơi: Đặt câu.
- Yêu cầu HS đặt các câu có từ: Chắc chắn, không thể, có thể.
+ Ví dụ:
◦ Hôm nay chắc chắn là thứ hai.
◦ Con chim không thể bơi.
- HS chơi trò chơi: Đặt câu.
◦ Hôm nay trời có thể nắng.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dặn: Về nhà các em lại bài. Xem trước bài: Thực hành và trải nghiệm.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_35_bai_on_tap_bie.doc