Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 6, Bài: Đường thẳng, đường cong
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 6, Bài: Đường thẳng, đường cong", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 6, Bài: Đường thẳng, đường cong
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn học: Toán Lớp: 2/ Tên bài học: Đường thẳng, đường cong Số tiết: 1 tiết Thời gian thực hiện: Ngày tháng năm 1. Yêu cầu cần đạt: Năng lực: ● Năng lực chung: - Tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán. ● Năng lực đặc thù: - Nhận biết hình ảnh đường thẳng, đường cong. - Vận dụng: nhận ra hình ảnh đường thẳng, đường cong ở các đối tượng cụ thể trong cuộc sống. Phẩm chất: - Yêu nước. - Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt. 2. Đồ dùng dạy học: GV: - Chuẩn bị 1 sợi dây dài khoảng 50 cm. HS: SGK, bảng con, chuẩn bị 1 sợi dây dài khoảng 50 cm. 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5 phút) ● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. ● Cách tiến hành: - GV và HS cùng thực hiện, GV vẽ trên bảng lớp. ◦ Vẽ hai điểm ◦ Dùng thước thẳng nối hai điểm để có một đoạn thẳng. ◦ Dùng thước thẳng kéo dài đoạn thẳng về hai phía. - HS thực hiên vẽ trên bảng con theo hướng dẫn của GV. - GV giới thiệu và ghi tựa: Đường thẳng, đường cong. - HS nhắc lại tựa bài. 2. Hình thành kiến thức mới: (18 phút) ● Mục tiêu: HS nhận biết và phân biệt được đường cong và đường thẳng. ● Cách tiến hành: a. Giới thiệu dường thẳng: - Chỉ vào hình ảnh mới vẽ trên bảng và giới thiệu: Nếu ta kéo dài mãi một đoạn thẳng về hai phía, ta được một đường thẳng. - Quan sát, lắng nghe. - Yêu cầu HS chỉ vào hình ảnh trên bảng con và nói: Đường thẳng. - Chỉ tay vào hình ảnh trên bảng con và nói: Đường thẳng. - Cho HS quan sát bức tranh “Các bạn vui chơi” và tìm trong tranh vẽ, các hình ảnh là một phần của đường thẳng - Quan sát tranh và làm theo yêu cầu của GV. - Gọi một số HS lấy tay chỉ vào hình ảnh – miệng nói đường thẳng - HS nhận biết: + Các dây cáp màu vàng căng thẳng để giữ chắc thuyền rồng, các dây cáp này có dạng đường thẳng. + Hai đường màu xanh đỡ thuyền rồng có dạng đường thẳng. b. Giới thiệu đường cong: - Đặt vấn đề: Các thanh thép màu đỏ được uốn cong để tàu lượn lên xuống, các thanh thép này có dạng đường thẳng không? - Quan sát hình ảnh, lắng nghe. - Giới thiệu hình ảnh đường cong, đường thẳng. - Lắng nghe, chỉ vào hình vẽ phần bài học và nói: đường cong, đường thẳng. - Yêu cầu HS tìm các hình ảnh khác trong tranh có dạng đường cong, đường thẳng. - Quan sát tranh tìm thêm các hình ảnh khác. 3. Luyện tập, thực hành: (12 phút) ● Mục tiêu: HS vận dụng nhận ra hình ảnh đường thẳng, đường cong ở các đối tượng cụ thể trong cuộc sống. ● Cách tiến hành: a. Bài 1: - Giới thiệu: có 4 chú kiến đi theo 4 con đường màu sắc khác nhau. - Lắng nghe. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, phân biệt đường thẳng, đường cong. - Quan sát hình vẽ và phân biệt. - Tổ chức cho HS: + Nói cho bạn ngồi kế bên nghe. + Nói cho cả lớp nghe. - Nhận xét, tuyên dương. - HS nói: + Đường màu cam và đường màu xanh lá có dạng đường thẳng. Kiến Xanh Lá và Kiến Vàng bò theo đường thẳng. + Đường màu đỏ và đường màu xanh dương có dạng đường cong. Kiến Đỏ và Kiến Xanh Dương bò theo đường cong. b. Bài 2: - Cho HS quan sát mẫu, đọc theo mẫu. - Quan sát mẫu, đọc theo mẫu. - Cho HS đọc tên các đoạn thẳng, đường thẳng còn lại. - HS đọc: + Đọc thầm. + Đọc cho bạn nghe. + Đọc cho cả lớp nghe. 4. Vận dụng, trải nghiệm: (4 phút) ● Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học. ● Cách tiến hành: Đất nước em: - Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh hai con đường để nhận ra hình ảnh đường thẳng, đường cong. - Quan sát hình ảnh. - Yêu cầu HS tìm vị trí tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn trên bản đồ. - Tìm vị trí tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn trên bản đồ. - Tìm hình ảnh đường thẳng, ví dụ: tia nắng mặt trời, thanh song cửa nếu kéo dài mãi về hai phía, hình ảnh đường cong, ví dụ: dây phơi đồ, dây điện. - Tìm các hình ảnh khác trong thực tế. - Yêu cầu HS sử dụng đoạn dây đã chuẩn bị để tạo hình ảnh “thẳng, cong”. - Sử dụng sợi dây đã chuẩn bị để tạo hình ảnh theo yêu cầu của GV. - Nhận xét tuyên dương. - Dặn: Các em về nhà xem lại bài. Xem trước bài: Đường gấp khúc. - HS lắng nghe. - Nhận xét tiết học. 4. Điều chỉnh sau bài dạy:
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_6_bai_duong_thang.doc