Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 8, Bài: Bảng trừ (Tiết 1)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 8, Bài: Bảng trừ (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 8, Bài: Bảng trừ (Tiết 1)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn học: Toán Lớp: 2/ Tên bài học: Bảng trừ (tiết 1) Số tiết: 3 tiết Thời gian thực hiện: Ngày tháng năm 1. Yêu cầu cần đạt: Năng lực: ● Năng lực chung: - Tư duy và lập luận toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học. ● Năng lực đặc thù: - Hệ thống hóa các phép trừ qua 10 trong phạm vi 20. - Vận dụng bảng trừ: + Tính nhẩm. + So sánh kết quả của tổng, hiệu. + Làm quen với quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể. - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến số và phép tính. Phẩm chất: - Ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất). - Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội. 2. Đồ dùng dạy học: GV: - Chuẩn bị bảng trừ qua 10 chưa hoàn chỉnh. HS: SGK, bảng con, 10 khối lập phương. 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động, kết nối: (5 phút) ● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. ● Cách tiến hành: - Cho HS chơi trò chơi Gió thổi: + GV: Gió thổi, gió thổi! + GV: Thổi cách trừ qua 10 trong phạm vi 20. + GV: 11 trừ đi một số? - Cả lớp tham gia chò trơi. + HS: Thổi gì, thổi gì? + HS: Trừ để được số 10 rồi trừ số còn lại. + HS: trừ 1 rồi trừ số còn lại. - Giới thiệu và ghi tựa: Bảng trừ. - Nhắc lại tựa bài. 2. Hình thành kiến thức mới: (25 phút) ● Mục tiêu: HS thực hành với bảng trừ. ● Cách tiến hành: a. Khôi phục bảng trừ: - Cho HS quan sát tổng quát bảng trừ (chưa hoàn chỉnh), nhận biết quy luật sắp xếp của bảng. - Quan sát nhận biết quy luật: mỗi cột là một bảng trừ, trong mỗi cột: số số bị trừ không đổi, số trừ tăng dần. - Yêu cầu HS bổ sung các phép trừ còn thiếu. - HS bổ sung: 11 - 4, 11 - 6, - Gọi HS đọc các phép trừ theo cột, theo hàng, theo màu, GV viết vào bảng. - Đọc đầy đủ cả kết quả: 11 - 2 = 9, - Với mỗi cột, GV hỏi cách trừ một vài trường hợp: + Tại sao 14 - 8 = 6? - HS trả lời: ◦ 14 - 4 rồi trừ 4, em thuộc bảng, hay 6 + 8 = 14 - Giải thích giúp HS nhận ra các ô cùng màu là các phép trừ có hiệu bằng nhau. + Nhận xét sự liên quan giữa bảng trừ và bảng cộng: mỗi phép tính ở bảng trừ, nếu ta đọc từ phải sang trái thì lại được các phép tính ở bảng cộng. ◦ Ví dụ: 12 – 3 = 9; 9 + 3 = 12. - Lắng nghe. b. Thực hành với bảng trừ: - Cho HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành bài tập 1 SGK. a) GV cho HS đọc SGK và thực hiện theo hướng dẫn. - HS bắt cặp với bạn bên cạnh thực hiện theo hướng dẫn. b) GV lưu ý HS chỉ cần thực hiện các phép trừ có trong bảng, hoàn thành phần b) theo hướng dẫn. - HS bắt cặp với bạn ngồi cùng bàn thực hiện theo hướng dẫn. 3. Vận dụng: (5 phút) ● Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi hỏi nhanh – đáp gọn. ● Cách tiến hành: + Hôm nay các em học bài gì? + 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. - Cho HS chơi trò chơi “Hỏi nhanh – Đáp gọn”. + Cách cộng qua 10 trong phạm vi 20. + Cách trừ qua 10 trong phạm vi 20. - Tham gia trò chơi. + Làm cho đủ chục rồi cộng với số còn lại. + Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại. - Nhận xét, tuyên dương. - Dặn: Về nhà các em xem lại bài. Xem trước bài 1, 2, 3, 4, 5 của bài: Bảng trừ. - HS lắng nghe. - Nhận xét tiết học. 4. Điều chỉnh sau bài dạy:
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan_8_bai_bang_tru_ti.doc