Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 16, Bài 51: Hình chữ nhật
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 3 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 16, Bài 51: Hình chữ nhật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 16, Bài 51: Hình chữ nhật
TUẦN 16 TOÁN Bài 51: HÌNH CHỮ NHẬT – Trang 107 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Có được biểu tượng về hình dạng, đặc điểm, tên gọi của hình chữ nhật. - Liên hệ với những tình huống trong thực tế cuộc sống có liên quan đến hình dạng, đặc điểm tên gọi của hình chữ nhật. - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Thông qua việc quan sát, phân loại xác định đặc điểm của các HCN, HS có cơ hội phát triển NL tư duy và lập luận toán học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Thực hiện đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật mà em vẽ , ghi lại số đo dùng ê ke kiểm tra lại các góc của hình chữ nhật, nói cho bạn nghe các cạnh, các góc của hình chữ nhật + Câu 2: - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi- HS làm việc theo nhóm đôi + Trả lời: đại diện trả lời : Các hình chữ nhật có độ dài khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau và đều có 4 góc vuông + HS khác nhận xét - HS lắng nghe. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: - Mục tiêu: - HS nhận biết được hình chữ nhật có 4 góc vuông, có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau - Độ dài cạnh dài gọi là chiều dài, độ dài cạnh ngắn gọi là chiều rộng. - Cách tiến hành: GV cho HS quan sát hình vẽ SGK. -GV chỉ hình giới thiệu cách đọc tên các đỉnh, cạnh và góc của hình chữ nhật -GV giới thiệu cách viết AB = CD được hiểu là độ dài cạnh AB bằng độ dài cạnh CD -GV đưa ra HCN - GV mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - HS quan sát hình vẽ SGK chỉ và nói cho bạn nghe các đỉnh, cạnh, góc của hình chữ nhật: + Học sinh dựa vào ô vuông nhỏ để nhận biết là HCN có hai cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau, 4 góc đều vuông + Học sinh quan sát lắng nghe + HS thực hành theo cặp đọc tên các đỉnh, cạnh góc vuông của hình chữ nhật, viết các cạnh bằng nhau của hình chữ nhật. + Đại diện nêu lại + HS khác nhận xét. 2. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: - HS quan sát hình vẽ nhận biết,đọc tên các hình chữ nhật, dùng ê kê và thước thẳng để kiểm tra xem hình đã cho có phải là hình chữ nhật hay không? - HS Biết đo độ dài của hình chữ nhật, nêu cách kẻ thêm đoạn thẳng để được hình chữ nhật, vẽ HCN trên lưới ô vuông. - Cách tiến hành: Bài 1 : Đọc tên các hình chữ nhật có trong hình dưới đây: ( HS làm việc theo cặp) - GV cho HS nêu yêu cầu bài 1 ? Vì sao con biết hình ABCD là hình chữ nhật -GV hỏi TT với hình NNPQ - GV mời học sinh nhận xét, tuyên dương. Bài 2: a) Dùng ê ke và thươc thẳng để kiểm tra mỗi hình dưới đây có phải là hình chữ nhật hay không? ( làm việc chung cả lớp) - GV cho HS nêu yêu cầu bài 4 M ? Vì sao con biết hình ABCD là hình chữ nhật, hình MNPQ không phải là HCN - GV nhận xét, tuyên dương. b) Đo rồi cho biết độ dài các cạnh của mỗi hình chữ nhật trên - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Nêu cách kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình chữ nhật ( Thảo luận theo nhóm bàn) - GV cho HS nêu yêu cầu bài 3 - Các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4 : Vẽ HCN trên lưới ô vuông theo hướng dẫn sau: ? ( làm việc chung cả lớp) - GV cho HS nêu yêu cầu bài 4 - GV chốt lại và vẽ mẫu - Sau khi thực hành vẽ trên vở ô ly con có thể chia sẻ những lưu ý mà bản thân con rút ra được trong quá trình vẽ HCN? -1 HS nêu yêu cầu bài + HS chỉ và đọc tên các hình chữ nhật có trong hình đã cho + Đại diện một vài cặp trả lời -Con dựa vào lưới ô vuông, con thấy hình ABCD có 4 góc vuông, có cạnh AB và cạnh CD gồm có độ dài là 3 ô vuông, cạnh BC và AD có độ dài là 4 ô vuông 1 HS nêu yêu cầu bài + HS làm bài cá nhân – nêu kết quả : Hình ABCD là hình chữ nhật, hình MNPQ không phải là HCN + Hs khác nhận xét + HS nêu câu trả lời + HS đo rồi nêu kết quả : - HS khác nhận xét -1 HS nêu đề bài + HS thảo luận nêu cách kẻ: + Đại diện các nhóm trả lời : Muốn kẻ thêm một đoạn thẳng vào hình để được HCN con dựa vào lưới ô vuông của hình để kẻ + HS nêu cụ thể cách kẻ của từng hình. -1 HS nêu đề bài + HS quan sát các thao tác vẽ HCN trên lưới ô vuông trong SGK + HS chỉ và nói cho bạn nghe cách vẽ + Hs quan sát + HS thực hành vẽ trên vở ô ly + HS chia sẻ trước lớp 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn:vẽ và cắt HCN trên giấy thủ công, đặt tên hình và đọc tên các đỉnh, các cạnh có độ dài bằng nhau. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: Bài 5: Vẽ một hình chữ nhật trên giấy thủ công có lưới ô vuông rồi cắt ra HCN đó - GV cho HS nêu yêu cầu bài 5 - GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. -Con có thể dặt cho hình và chỉ ra đâu là chiều dài đâu là chiều rộng trong hình mà con vừa cắt? -Con đo rồi nêu độ dài của chiều dài, độ dài của chiều rộng? 4. Củng cố : ? Qua bài học hôm nay con biết thêm được điều gì. ? Thuật ngữ toán học nào con cần nhớ ? Điều gì thú vị con phát hiện ra khi học hình chữ nhật - HS nêu yêu cầu bài 5. + Các nhóm làm việc vào giấy thủ công - Đại diện các nhóm trình bày: -Lấy giấy thủ công, mặt sau giấy thủ công đã có kẻ ô vuông HS vẽ một HCN tùy ý trên lưới ô vuông đó. -Cắt rời HCN vừa kẻ ra khỏi tờ giấy thủ công và chia sẻ với bạn HCN vừa cắt IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ---------------------
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_3_canh_dieu_tuan_16_bai_51_hinh_chu_nhat.docx