Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 18, Bài 58: Ôn tập chung (Tiết 2)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 3 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 18, Bài 58: Ôn tập chung (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 18, Bài 58: Ôn tập chung (Tiết 2)
TOÁN Bài 58: ÔN TẬP CHUNG (T2) – Trang 122 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Ôn tập nhận biết hình tam giác, hình tứ giác. Thực hiện thành thạo cách dùng ê ke kiểm tra góc vuông, góc không vuông. - Giải quyết các vấn đề liên quan đến so sánh cân nặng của một số vật. - Thực hiện tính được chu vi hình chữ nhật. - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “Đố bạn” để khởi động bài học. + Câu 1: 35 + 1= ? + Câu 2: 29 – 29 = ? + Câu 3: 0 x 3 x 12 = ? + Câu 4: 0 : 28 x 5= ? + Câu 5: 1 – 2 + 3 = ? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới: Ôn tập chung ( Tiết 2). - HS tham gia trò chơi + 35 + 1 = 36 + 29 – 29 = 0 + 0 x 3 x 12 = 0 + 0 : 28 x 5= 0 + 1 – 2 + 3 = 2 - HS lắng nghe. 2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Ôn tập nhận biết hình tam giác, hình tứ giác. Thực hiện thành thạo cách dùng ê ke kiểm tra góc vuông, góc không vuông. + Thực hiện tính được chu vi hình chữ nhật. - Cách tiến hành: Bài 4. (Làm việc theo cặp) a)Tìm và đọc tên hình tam giác, hình tứ giác dưới đây: - Yêu cầu HS nêu đề bài - Cho HS thảo luận theo cặp để làm bài - GV theo dõi và hỗ trợ HS nếu cần. - Tổ chức báo cáo trước lớp - GV và HS cùng nhận xét, đánh giá b) Dùng ê ke để kiểm tra xem hình nào ở câu a có góc vuông. - HS làm việc cặp đôi - Gọi HS báo cáo kết quả - GV nhận xét, tuyên dương. Chốt:Hình tam giác có 3 đỉnh và 3 cạnh; hình tứ giác có 4 đỉnh và 4 cạnh. Bài 5: (Làm việc cá nhân) Một tấm thảm trải sàn có kích thước như hình vẽ dưới đây. Tính chu vi tấm thảm. - GV cho HS đọc bài toán, phân tích. + Bài toán cho biết gì và yêu cầu gì? + Tấm thảm có dạng hình gì? + Nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật? - GV cho HS làm việc cá nhân vào vở bài tập rồi chữa bài. - GV và HS nhận xét, tuyên dương. - Tổ chức chữa bài, nhận xét. - Cho HS nêu thêm và thực hiện 1 bài toán thực tế liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật. - GV nhận xét, tuyên dương. - 1 HS nêu yêu cầu bài - Các cặp trao đổi, hỏi đáp để tìm ra các hình tam giác, hình tứ giác và đọc tên các hình đó. - Đại diện một số cặp báo cáo kết quả: Hình tứ giác LMNK Hình tam giác DAK - Lớp theo dõi, nhận xét. - Các cặp dùng ê ke để kiểm tra và báo cáo kết quả: + Hình tứ giác LMNK có góc vuông đỉnh M và đỉnh N. + Hình KMNPI có góc vuông đỉnh K, cạnh KI, KM. - Nhận xét, đánh giá. - 1 HS dọc bài toán + Bài toán cho biết tấm thảm có chiều dài 8m, chiều rộng 4m. Bài toán yên cầu tính chu vi tấm thảm. + Tấm thảm có dạng hình chữ nhật. + Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2. - Các cá nhân làm bài vào vở. 1 HS chữa bài trên bảng. Bài giải Chu vi tấm thảm là: (8 + 4) x 2 = 24 (m) Đáp số: 24 m - Lớp đối chiếu bài, nhận xét. - HS nêu: tính chu vi mặt bàn học sinh, tính chu vi cửa sổ lớp học, ... HS tự đặt đề toán rồi làm bài, báo cáo. 3. Vận dụng - Mục tiêu: + Giải quyết các vấn đề liên quan đến so sánh cân nặng của một số vật. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau bài học. - Cách tiến hành: Bài 6: Quan sát hình vẽ, chọn chữ đặt trước đáp án đúng. (Làm việc cả lớp) - Cho HS nêu yêu cầu của bài. - Cho HS quan sát hình vẽ, lập luận để so sánh cân nặng của hai vật màu xanh và màu đỏ. - Cho HS làm bài cá nhân vào vở, 3 HS lên bảng làm bài. - Đáp án đúng là đáp án nào? - GV nhận xét, tuyên dương. Củng cố cách so sánh cân nặng của một số vật trên cân đĩa. - 1 HS nêu yêu cầu của bài - HS quan sát, trả lời. Cân nặng của vật màu đỏ và vật màu xanh được so sánh với nhau bằng chiếc cân 2 đĩa. + Quan sát hình bên trái: Cân ở vị trí thăng bằng, nên cân nặng của vật màu vàng bằng cân nặng của vật màu xanh. + Quan sát hình bên phải: Cân ở vị trí thăng bằng, nên cân nặng của vật màu vàng bằng cân nặng của vật màu đỏ. Kết luận: Cân nặng của vật màu đỏ và vật màu xanh bằng nhau. (Vì cùng bằng cân nặng của vật màu vàng). - Đáp án C IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_3_canh_dieu_tuan_18_bai_58_on_tap_chung_tie.docx