Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 29, Bài 89: Luyện tập chung (Tiết 2)

docx 4 trang phuong 18/11/2023 850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 29, Bài 89: Luyện tập chung (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 29, Bài 89: Luyện tập chung (Tiết 2)

Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 29, Bài 89: Luyện tập chung (Tiết 2)
TUẦN 29
TOÁN
Bài 89: LUYỆN TẬP CHUNG ( Tiết 2) – Trang 75
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Ôn tập, củng cố về tiền Việt Nam.
- Quan sát tranh nói được giá tiền của mỗi món đồ vật trong tranh.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học và năng lực tư duy và lập luận toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập vận dụng kiến thức đã học làm đúng các bài tập liên quan đến tiền VN.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm, lớp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực suy nghĩ làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: nghiêm túc trong giờ học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HĐTQ tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” 
+ Cách chơi: GV đưa ra một số mệnh giá tiền VN và cho học sinh nêu mệnh giá của các đồng tiền.
- Hs nào giơ tay trước và trả lời đúng thì người đó thắng cuộc.
- Chia sẻ sau khi chơi:
- Khi ai cho em tiền thì em thường sử dụng vào việc gì? 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài
- HS tham gia chơi
- Hs nêu.
- Hs lắng nghe
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: Nói được giá tiền của mỗi bông hoa trong bức tranh
- Cách tiến hành:
Bài 4. ( Làm việc theo cặp )
Quan sát hình vẽ 
a. Trả lời các câu hỏi:
- Mua 6 bông hoa hồng phải trả bao nhiêu tiền?
- Mua 4 bông hoa ly và 5 bông hoa phăng phải trả bao nhiêu tiền?
- Gv hỏi: 
- Trong bức tranh có những loại hoa nào? Mỗi loại hoa có giá bao nhiêu tiền?
- Cô muốn mua 6 bông hoa hồng phải trả bao nhiêu tiền?
- Em làm thế nào để tính được số tiền phải trả?
- Mua 4 bông hoa ly và 5 bông hoa phăng phải trả bao nhiêu tiền?
- Em hãy nêu cách tính số tiền phải trả?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
b. Chọn số bông hoa em muốn mua và tính số tiền phải trả.
- GV quan sát nhận xét, tuyên dương.
+ 1 HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình vẽ.
+ HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ nhóm 2 nói cho nhau nghe về giá tiền của mỗi bông hoa trong bức tranh. 
+ HS chia sẻ bài trước lớp:
- Hoa ly 15 000 đồng, hoa hồng 4500 đồng, hoa đồng tiền 5300 đồng, hoa phăng 6000 đồng.
- Mua 6 bông hoa hồng phải trả 27 000 đồng
- Lấy giá tiền của một bông hoa nhân với số bông hoa cần mua 
4500 x 6 = 27000 đồng
- Mua 4 bông hoa ly và 5 bông hoa phăng phải trả 90 000 đồng
- Mua 4 bông hoa ly hết số tiền là: 
15000 x 4 = 60000 đồng
5 bông hoa phăng hết số tiền là:
6000 x 5 = 30 000 đồng
Mua 4 bông hoa ly và 5 bông hoa phăng phải trả số tiền là:
60000+ 30000 = 90 000 đồng.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn tự chọn số bông hoa muốn mua và tính số tiền phải trả
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về tiền Việt Nam để học sinh biết vận dụng vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ khí thế.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HĐTQ tổ chức trò chơi “Đi chợ” 
+ Cách chơi: Quản trò quy định mệnh giá tiền theo giới tính người chơi: bạn nam có mệnh giá 1000k, bạn nữ có mệnh giá 2000k
- Quản trò nói - các thành viên đáp: quản trò nói "Đi chợ! Đi chợ!" - các thành viên đáp "Mua gì? Mua gì?"
- Quản trò nói - các thành viên làm: quản trò nói "Mua rau có mệnh giá 7000k !" 
- Các thành viên nhanh chóng chọn nhóm sao cho "mệnh giá" của nhóm bằng 7000k.
- Tiếp tục và loại người chơi: cứ thế, quản trò chọn số tiền và các món thực phẩm để thay thế vào câu: "Mua... đồng...!". Chú ý mỗi lượt chơi phải loại được một số người chơi. Vì vậy, sao mỗi lượt chơi, phải chọn số không trùng với những số trước đó hoặc tính toán để tìm được thành viên không có nhóm
- HS tham gia chơi 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_canh_dieu_tuan_29_bai_89_luyen_tap_chung.docx