Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 29, Bài 90: Tìm thành phần chưa biết của phép tính (Tiết 1)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 3 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 29, Bài 90: Tìm thành phần chưa biết của phép tính (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 29, Bài 90: Tìm thành phần chưa biết của phép tính (Tiết 1)
TOÁN Bài 90: TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT CỦA PHÉP TÍNH (T1) Trang 76 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Tìm thành phần chưa biết trong phép cộng. - Vận dụng cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; vận dụng làm tốt các bài tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. - Một số thẻ ghi phép tính cộng trừ trong đó có thành phần chưa biết. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - Ban học tập tổ chức trò chơi để khởi động bài học. Trò chơi có tên gọi “ Tôi có” + Câu 1: Tôi có 13 + 5 ai có số của tôi. + Câu 2: 18 - 5 = ? + Câu 3: 18 - 13= ? - GV Nhận xét, tuyên dương. - Qua trò chơi em đã rèn luyện được kĩ năng gì? - Qua trò chơi em cảm thấy như thế nào? - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS tham gia trò chơi + HS1: Trả lời có tôi và nêu kết quả 13 + 5 = 18. +HS1 trả lời đúng đặt câu hỏi cho lớp trả lời VD: 18 - 5 bằng bao nhiêu ? Bạn nào nhẩm nhanh giơ tay hô có tôi 18 - 5 = 13. Tương tự HS2 trả lời đúng được đặt câu hỏi 18 - 13 bằng bao nhiêu?... cứ như vậy học sinh tự nghĩ ra phép tính để trả lời đúng. - Em rèn luyện được kĩ năng lắng nghe, tính nhẩm nhanh. - Em cảm thấy rất vui ( thoải mái ). 2. Khám phá - Mục tiêu: Học sinh biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng. + Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học. - Cách tiến hành: GV cho HS quan sát tranh minh họa và bài toán. (Hoạt động cá nhân – Cặp – cả lớp) GV nêu đề toán: Trong bể có 7 con cá, bố thêm một số con cá vào bể như vậy trong bể có tất cả 10 con cá. Vậy bố đố hai con bố đã thêm mấy con cá vào bể? - GV hỏi: Bể cá có tất cả có bao nhiêu con cá? - Bạn nữ đếm được bao nhiêu con? - Bạn nam đã nói với bố điều gì? - Cô giáo gọi số cá bố thả thêm là số chưa biết. Em hãy nêu cho cô phép tính số cá bố mua thêm? - GV viết phép tính lên bảng. - GV yêu cầu học sinh nêu thành phần tên gọi của phép tính trên. 7 + = 10 - Hãy nêu cách tìm số cá bổ thả thêm vào bể theo cách nghĩ của em. - GV đặt vấn đề: trong toán học để tìm thành phần chưa biết của phép cộng người ta làm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé. - GV viết bảng: 7 + = 10 Số hạng Số hạng Tổng - Hãy nêu thành phần chưa biết trong phép tính trên? - Hãy nêu cách tìm số hạng dựa vào tổng và số hạng đã biết? = 10 - 7 - Tương tự cô giáo có + 3= 10 Số hạng Số hạng Tổng - Em hãy nêu cách tìm số hạng trong phép tính trên? - Gọi nhiều học sinh nêu cách làm? - Muốn tìm số hạng trong một tổng em làm như thế nào? - GV chốt lại cách tìm số hạng trong một tổng? 7 + 3 = 10 3 = 10 + 7 7 = 10 – 3 Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. - Gọi học sinh lấy ví dụ minh họa. - Gọi học sinh nối tiếp nêu cách tìm số hạng trong một tổng. - HS quan sát hình vẽ cá nhân tự đặt đề toán. - Chia sẻ cách đặt đề toán của mình với bạn bên cạnh. (Cặp) - Một số học sinh trình bày trước lớp. Trong bể có 7 con cá, bố thêm một số con cá vào bể như vậy trong bể có tất cả 10 con cá. - Có 10 con cá. - Bạn nữ đếm được 7 con cá. - Bố thả thêm một số con cá vào bể. - Em lấy 10 - 7 = 3 - là số hạng chưa biết? - Lấy tổng trừ đi số hạng kia - = 10 - 3 7 + 3 = 10 7 = 10 -3 3 = 10 – 7 - Nhiều học sinh nhắc lại: - Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. - Ví dụ: 8 + 5 = 13 13 – 5 = 8 13 – 8 = 5 - HS nêu 3. Thực hành luyện tập - Mục tiêu: + Vận dụng cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế + Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học. - Cách tiến hành: Bài 1. Tính nhẩm (HĐ cá nhân – Cặp) - GV yêu cầu HS nêu đề bài: Tìm thành phần chưa biết trong phép tính sau: a) 10 + = 15 b) +4 = 9 c) 2 000 + = 3 400 123 + = 130 + 50 = 370 + 652 = 7000 - Giáo viên chữa bài và chốt cách thực hiện bằng câu hỏi: VD: - Nêu tên gọi thành phần trong phép tính a. - Muốn tìm số hạng chưa biết em làm như thế nào? - Khắc sâu kiến thức tìm số hạng khi biết tổng và số hạng đã biết Bài 2. ( HĐ cá nhân – Cả lớp ) Số hạng 10 76 16 12 ? ? Số hạng 6 8 ? ? 8 15 Tổng ? ? 26 37 13 25 - Yêu cầu học sinh làm bài. - Gọi học sinh lên điều hành chia sẻ cách làm. - GV quan sát nhận xét cách chia sẻ. - Khắc sâu cách tìm tổng khi biết các số hạng, cách tìm số hạng dựa vào tổng và số hạng đã biết. - Cá nhân đọc đề bài và làm bài vào vở bài tập. a) 10 + 5 = 15 b) 4 + 5 = 9 123 + 7 = 130 320 + 50 = 370 c) 2000 + 1400 = 3400 48 + 652 = 700 - Đổi chéo vở chữa bài cho bạn. - Hai bạn hỏi nhau cách làm. - Cá nhân làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở nói cách làm của mình cho bạn nghe. Số hạng 10 76 16 12 4 10 Số hạng 6 8 10 25 8 15 Tổng 16 84 26 37 13 25 - Học sinh điều hành chia sẻ cách làm bài VD: Cột thứ nhất kết quả bằng bao nhiêu? - Muốn tìm tổng bạn làm như thế nào? - Số hạng thứ hai ở cột 3 bạn có kết quả bằng bao nhiêu? Bạn làm như thế nào? - Muốn tìm số hạng chưa biết khi biết tổng và số hạng đã biết bạn làm như thế nào? 4. Vận dụng - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV gọi ban học tập điều hành - Hôm nay chúng mình học được những kiến thức gì? - Muốn tìm số hạng chưa biết khi biết tổng bạn làm như thế nào? - Theo các bạn lớp mình hôm nay đã đạt được mục tiêu chưa? Vì sao? - Có bạn nào cần mong muốn đề xuất với cô giáo điều gì không? - Tìm một số hạng trong một tổng. - Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. - HS tự nêu. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_3_canh_dieu_tuan_29_bai_90_tim_thanh_phan_c.docx