Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 34, Bài 104: Ôn tập về hình học và đo lường (Tiết 1)

docx 5 trang phuong 18/11/2023 970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 34, Bài 104: Ôn tập về hình học và đo lường (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 34, Bài 104: Ôn tập về hình học và đo lường (Tiết 1)

Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 34, Bài 104: Ôn tập về hình học và đo lường (Tiết 1)
TOÁN
Bài 104: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (TIẾT1) 
Trang 109
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố kĩ năng nhận dạng và gọi tên các hình đã học, nhận biết trung điểm của đoạn thẳng, hình tròn, tâm, đường kính, bán kính; xem đồng hồ.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng về hình học và đo lường để tính toán, ước lượng, giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn mấy giờ?”để khởi động bài học.
- GV phổ biến luật chơi và cách chơi sau đó mời một số cặp tham gia chơi
- Mỗi cặp 2 HS tham gia chơi
+ HS 1 quay kim giờ chỉ và kim phút sau đó hỏi: ? Đố bạn mấy giờ?
+ HS 2 quay kim giờ chỉ và kim phút sau đó hỏi: ? Đố bạn mấy giờ?
+ HS 2 : 8 giờ 20 phút
+ HS 1 : 9 giờ kém 15 phút
- Tương tự như vậy với các cặp còn lại
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động thực hành, luyện tập:
- Mục tiêu: 
 + Ôn tập kĩ năng nhận dạng và gọi tên các hình đã học, nhận biết trung điểm của đoạn thẳng, hình tròn, tâm, đường kính, bán kính; xem đồng hồ.
 + Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
- Cách tiến hành:
Bài 1. Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng BC, CD và DE (Làm việc cá nhân)
- GV cho HS quan sát hình vẽ gọi lên bảng chỉ và trả lời miệng.
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS quan sát hình vẽ, chỉ và đọc tên trung điểm của các đoạn thẳng BC, CD và DE và giải thích cách nhận biết điểm đó là trung điểm của đoạn thẳng.
+ Q là trung điểm của đoạn thẳng BC vì Q là điểm ở giữa hai điểm B và C ; QB = QC.
+ N là trung điểm của đoạn thẳng CD vì N là điểm ở giữa hai điểm C và D ; NC = ND.
+ M là trung điểm của đoạn thẳng DE vì M là điểm ở giữa hai điểm D và E ; MD = ME 
+ HS khác nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Cho các hình vẽ sau: (Làm việc theo nhóm đôi).
- GV yêu cầu HS nêu đề bài
- GV cho HS làm việc theo nhóm đôi.
-GV mời 1 vài nhóm lên trả lời, mỗi nhóm nêu 1 hình:
+ Hình tứ giác ABCD có: 
- 4 đỉnh là : A, B, C, D
- 4 cạnh là AB, BC, CD, AD.
- 4 góc là: góc đỉnh A, cạnh AB, AD ; góc đỉnh B, cạnh BA, BC; góc đỉnh C, cạnh CB, CD; góc đỉnh D, cạnh DA, DC.
+ 1 HS đọc đề bài.
+ HS nêu tên hình và các đỉnh , cạnh, góc có trong mỗi hình đồng thời thao tác với ê ke nói cho bạn nghe cách dùng ê ke để kiểm tra góc vuông. 
-HS trả lời:
+ Hình tam giác MNP có: 
- 3 đỉnh là : M, N, P
- 3 cạnh là MN, MP, NP
- 3 góc là: góc đỉnh M, cạnh MN, MP ; góc đỉnh P, cạnh PN, PM; góc đỉnh N, cạnh NM, NP.
+ Hình tứ giác GHIK có: 
- 4 đỉnh là : G, H, I, K
- 4 cạnh là: GH, HI, IK, KG.
- 4 góc là: góc đỉnh G, cạnh GH, GK; góc đỉnh H, cạnh HG, HI; góc đỉnh I, cạnh IH, IK; góc đỉnh K, cạnh KI, KG.
- GV nhận xét chung các nhóm, tuyên dương.
- GV yêu cầu một vài nhóm kiểm tra bằng êke và nêu tên các góc vuông trong từng hình.
-GV nhận xét, tuyên dương.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm thực hiện, nhận xét.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
Bài 3. Chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng (Làm việc cả lớp) 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV cho học sinh quan sát hình vẽ và chọn đáp án đúng, giải thích cách chọn. GV gợi ý để học sinh chỉ ra tâm, đường kính, bán kính của hình tròn trong bài.
+ 1 HS đọc đề bài.
- Gọi HS trả lời
- Gọi 1 HS khác giải thích cách bạn làm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS quan sát hình vẽ, chọn đáp án đúng : đáp án C. OA, OB, OC
- HS giải thích cách chọn: vì đây là hình tròn tâm O, có các bán kính OA, OB, OC.
Bài 4. Mỗi đồng hồ tương ứng với cách đọc nào ( Tổ chức trò chơi) 
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- GV phổ biến luật chơi, cách chơi
- GV chia lớp làm 3 đội, mỗi đội cử hai HS lên chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương
-HS lắng nghe
- 3 đội, mỗi đội 2 HS lên chơi, HS khác quan sát, nhận xét.
- Nhận xét chung tiết học, tuyên dương, dặn dò chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_canh_dieu_tuan_34_bai_104_on_tap_ve_hinh.docx