Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 35, Bài 106: Ôn tập chung (Tiết 2)

docx 4 trang phuong 18/11/2023 910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 35, Bài 106: Ôn tập chung (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 35, Bài 106: Ôn tập chung (Tiết 2)

Giáo án Toán Lớp 3 (Cánh diều) - Tuần 35, Bài 106: Ôn tập chung (Tiết 2)
TOÁN
Bài : ÔN TẬP CHUNG (tiết 2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
-Củng cố kĩ năng nhận biết trung điểm của đoạn thẳng, hình tròn, tâm, đường kính, bán kính, tính được chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV mở slide cho hs tham gia trò chơi vượt chướng ngại vật.
 Các slide có chứa các phép tính : 
a)12893 + 59229 b)62832 - 18492
c)3819 x 8 d) 13524 : 6 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
a)72122 b) 44340
30552 d) 2254 
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
Luyện tập kĩ năng nhận biết trung điểm của đoạn thẳng, hình tròn, tâm, đường kính, bán kính, tính được chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
- Cách tiến hành:
Bài 4. Làm việc nhóm đôi.
Mục tiêu: Nhận biết được tâm, bán kính, đường kính, trung điểm của hình tròn. 
- GV yêu cầu hs làm việc nhóm đôi: nói cho bạn nghe tâm, đường kính, bán kính của mỗi hình tròn.
Đọc tên trung điểm của đoạn thẳng BC.
- GV mời hs trình bày,hs nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.
Bài 5: 
Mục tiêu: HS nắm chắc cách tính diện tích, chu vi hình chữ nhật,hình vuông.
Quan sát hình vẽ,chọn câu trả lời đúng.
 Làm việc nhóm 4 
- GV yêu cầu hs trả lời các câu hỏi vào vở ô ly.
Diện tích hình B gấp 2 lần diện tích hình A.
Diện tích hình C gấp 4 lần diện tích hình A.
Chu vi hình B gấp 2 lần chu vi hình A.
Chu vi hình C gấp 5 lần chu vi hình A.
- GV mời hs trình bày,hs nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
a) Hình tròn tâm O bán kính OB, OC.
Hình tròn tâm A bán kính AD.
b) Điểm O là trung điểm của đoạn thẳng BC.
- HS nhận xét bài của bạn, bổ sung ý kiến. 
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận rồi làm bài vào vở.
Hình A gồm 4 ô vuông có cạnh dài 2 cm.
+ Diện tích hình A là: 2 × 2 = 4 (cm2)
+ Chu vi hình A là: 2 × 4 = 8 (cm)
Hình B gồm 8 ô vuông, chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm.
+ Diện tích hình B là: 4 × 2 = 8 (cm2)
+ Chu vi hình B là: (4 + 2) × 2 = 12 (cm)
Hình C gồm 20 ô vuông, chiều dài 5 cm, chiều rộng 4 cm.
+ Diện tích hình C là: 5 × 4 = 20 (cm2)
+ Chu vi hình C là: (5 + 4) × 2 = 18 (cm)
Vậy câu đúng là: câu a
Câu : b, c, d là sai.
- Các nhóm nhận xét.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
Bài 6 : Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- GV: Theo em, mỗi quả cân dưới đây nặng bao nhiêu gam ? Biết rằng các quả cân có cân nặng bằng nhau. 
- GV : quả dưa nặng bao nhiêu gam ?
- Mỗi quả cân nặng bao nhiêu gam ?
- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi “ Bán hàng ”
- GV mượn thư viện cân và quả cân để hs thực hiện( nếu có ).
- GV có thể sử dụng cân tay để hs chơi bán hàng.
- GV gợi ý để hs lựa chọn phân vai. 
- GV mời hs nhận xét các bạn.
- HS: Qủa dưa nặng : 
đổi 1kg 500 g = 1500 g
Vậy quả dưa là 1500g 
Quan sát ta thấy 1 quả dưa bằng 3 quả cân.
1500 : 3 = 500
Vậy mỗi quả cân là 500 g
- HS tham gia trò chơi.
- HS lựa chọn vai: người bán hàng,khách hàng .
- HS nhận xét, nêu và bổ sung ý kiến. 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_canh_dieu_tuan_35_bai_106_on_tap_chung_ti.docx