Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 13, Bài: Bảng nhân 9
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 13, Bài: Bảng nhân 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 13, Bài: Bảng nhân 9
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN - LỚP 3 BÀI 45: BẢNG NHÂN 9 (1 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Lập được bảng nhân 9 - Bước đầu ghi nhớ bảng nhân 9 - Vận dụng bảng nhân 9 vào làm bài tập và giải quyết các tình huống thực tiễn 1. Năng lực đặc thù: Tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Các tấm bìa có 9 chấm tròn - HS: SGK, vở ghi, bảng con, các tấm bìa có 9 chấm tròn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Phương pháp: Trò chơi - Hình thức: cá nhân - GV yêu cầu 10 HS đứng tại chỗ, mỗi HS đưa 9 ngón tay - Mỗi bạn đưa 9 ngón tay, vậy 10 bạn đưa mấy ngón tay? - Ta được phép tính gì? - Vậy tiết học này ta sẽ cùng nhau thành lập bảng nhân 9 nhé - HS - 90 ngón tay - 9 x 10 2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (25 phút) 2.1 Hoạt động 1 (15 phút): Khám phá a. Mục tiêu: Lập và học thuộc bảng nhân 9. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Phương pháp: DH phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ thuật: đọc tích cực - Hình thức: Thảo luận nhóm đôi, cá nhân * Lập bảng nhân 9 Bước 1: Phát hiện vấn đề cần giải quyết - GV: Hãy tính các tích trong bảng nhân 9 - Các tích trong bảng nhân 9 gồm những phép tính nào? - Các phép tính này chưa học, vậy các em có tính được không? Bước 2: Học sinh tiến hành giải quyết vấn đề - Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để tính các tích trong bảng nhân 9 theo nhóm đôi - Mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Ví dụ: + HS1: 9 x 1 = 9 vì số nào nhân 1 cũng bằng chính số đó; 9 x 2 = 2 x 9 = 18, + HS2: 9 x 3 = 9 + 9 + 9 = 27, + HS3: Vì 9 x 3 = 27 nên 9 x 4 = 27 + 9 = 36 Bước 3: Chốt cách GQVĐ - GV: Các em đều tính đúng kết quả bảng nhân 9. Bước 4: Kiểm tra lại kết quả - Mời HS lấy ra 3 tấm bìa có 9 chấm tròn sau đó lấy 4 tấm thẻ có 9 chấm tròn để thấy kết quả phép tính 9 x 3 và 9 x 4 hơn kém nhau 9 đơn vị - Chốt bảng nhân 9, mời HS đọc lại - 9 x 1; 9 x 2; 9 x 10 - HS trao đổi nhóm đôi lập bảng nhân 9 - HS trình bày - HS kiểm tra lại kết quả - HS đọc * Học thuộc bảng nhân 9 Bài 1: - Mời HS đọc yêu cầu - Đây là dãy số nào? - Mời HS nêu các số còn thiếu - Tổ chức cho HS luyện đọc thuộc lòng dãy số Bài 2: - HDHS mẹo tìm kết quả phép nhân trong bảng nhân 9 bằng cách xòe đôi bàn tay ra. Ví dụ: 9 x 4 ta gập ngón thứ tư xuống, lúc này bàn tay ta chia làm 2 bên, bên trái 3 ngón, bên phải 6 ngón, ta có kết quả là 9 x 4 = 36 - Tổ chức cho HS luyện đọc thuộc lòng bảng nhân 9 - HS đọc yêu cầu - Đây là các tích trong bảng nhân 9 - HS nêu: 36, 45, 63, 81 - HS luyện đọc thuộc lòng - HS theo dõi để biết mẹo học bảng nhân 9 - HS luyện đọc thuộc lòng 2.2 Hoạt động 2 (10 phút): Thực hành a. Mục tiêu: Vận dụng bảng nhân 9 vào làm bài tập và giải quyết các tình huống thực tiễn. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Phương pháp: Thực hành - Hình thức: cá nhân, nhóm đôi Bài 1: - Mời HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập - Mời mỗi HS trả lời 2 phép tính Khám phá: - Mời HS đọc bài toán - Yêu cầu HS quan sát hình ảnh con vượn mắt kính trong SGK và làm vào bảng con theo cặp đôi - Mời một vài HS trình bày kết quả - Giới thiệu đôi nét về vượn mắt kính (loài vượn nhỏ nhất thế giới, được tìm thấy ở đảo Madagascar, Châu Phi, vượn mắt kính di chuyển rất nhanh nhẹn nhờ nhảy xa) - Giúp HS hình dung chiều dài thân và khoảng cách mỗi lần nhảy. + Dùng chiều dài ngón tay để so sánh chiều dài thân của vượn mắt kính + Dùng thước đo xác định khoảng cách 630cm trong lớp học - HS đọc yêu cầu - HS làm bài - HS trả lời - HS đọc 2-3 lượt - HS làm vào bảng con - 9cm x 70 = 630cm - HS nghe - HS quan sát * Hoạt động nối tiếp: (5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Phương pháp: Trò chơi - Hình thức: Thi đua nhóm - Tổ chức cho HS chơi: “Đố số ngón tay giơ lên của các bạn” - GV HD cách chơi, luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, đố nhau về số ngón tay giơ lên, mỗi HS giơ 9 ngón tay, mỗi lần gồm 1 nhóm HS giơ ngón tay lên, đội còn lại sẽ nêu phép nhân và kết quả và ngược lại. Đội nào trả lời đúng nhiều hơn là đội chiến thắng. - Tổ chức cho HS chơi - Nhận xét, tuyên dương - HS nắm cách chơi, luật chơi - HS tham gia chơi IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_3_chan_troi_sang_tao_tuan_13_bai_bang_nhan.docx