Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 15, Bài: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng (Tiết 1)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 15, Bài: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 15, Bài: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng (Tiết 1)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN - LỚP 3 BÀI 77: ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Giao tiếp toán học:Hiểu thế nào là điểm giữa hai điểm cho trước. Trung điểm của một đoạn thẳng. - Tư duy và lập luận toán học: Xác định trung điểm của đoạn thẳng qua hình ảnh trực quan. - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Thực hành đo đoạn thẳng - Giải quyết vấn đề toán học: Biết ứng dụng bài học vào thực tiễn. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Sách giáo khoa, bảng phụ, phiếu học tập.Một mảng giấy hình CN kích thước 20 x 30 cm - HS: Sách giáo khoa. Một mảng giấy hình CN kích thước 4 x 6 cm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại - Quan sát hình SGK và cho biết bạn nào đứng ở giữa ? - Thọ đứng ở giữa Sơn và Thủy 2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (27 phút) 2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá a. Mục tiêu: - Bước đầu nhận biết được điểm ở giữa hai điểm cho trước và nhận biết được trung điểm của một đoạn thẳng. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại, thực hành 1. Giới thiệu điểm ở giữa - Vẽ hình như sách giáo khoa lên bảng. Hỏi: + Em có nhận xét gì về 3 điểm A, O, B. - GV chỉ vào hình vẽ, giới thiệu và ghi bảng: A, O, B là 3 điểm thẳng hàng. Ta nói O là điểm ở giữa hai điểm A và B. Yêu cầu HS nhắc lại. - GV vẽ thêm một vài hình ảnh, yêu cầu HS nêu 3 điểm thẳng hàng và nêu điểm ở giữa. Lưu ý: Chỉ khi nào 3 điểm thẳng hàng thì mới có điểm ở giữa 2 điểm. 2. Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng - Vẽ một đoạn thẳng AB (dài 40 cm), tiếp theo vẽ điểm M (như SGK) - M gọi là gì? - Vị trí điểm M có gì đặt biệt ? yêu cầu 1 HS lên bảng đo đoạn thẳng MA và đoạn thẳng MB - GV viết: MA = MB - Giới thiệu: M là điểm ở giữa hai điểm A và B, MA = MB, ta nói M là trung điểm của đoạn thẳng AB. - Giáo lưu ý HS : Khi có cả 2 điều (M là điểm ở giữa hai điểm A và B, độ dài MA = MB thì M mới là trung điểm của đoạn thẳng AB. - Vẽ hình khác, yêu cầu học sinh nêu trung điểm. - HS quan sát. - HS quan sát và nhận xét: 3 điểm A, O, B cùng nằm trên 1 đường thẳng hoặc 3 điểm A, O, B thẳng hàng. - HS quan sát và nhắc lại. - Nêu 3 điểm thẳng hàng và điểm ở giữa. + Ba điểm M, H, K thẳng hàng. Ta nói H là điểm ở giữa hai điểm M và K. + Ba điểm C, E, D thẳng hàng. Ta nói E là điểm ở giữa hai điểm C và D. + Ba điểm S, T, U thẳng hàng. Ta nói T là điểm ở giữa hai điểm S và U. - Lắng nghe - Theo dõi. - M là điểm ở giữa hai điểm A và B. - HS đo và nhận xét: Độ dài đoạn thẳng MA bằng độ dài đoạn thẳng MB. - HS quan sát. - Học sinh nhắc lại. - Tìm trung điểm (...) 2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành a. Mục tiêu: Xác định được trung điểm, điểm giữa của đoạn thẳng. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại, thực hành Bài 1: - HS thảo luận nhóm đôi - Yêu cầu nhóm trình bày có giải thích - Giáo viên nhận xét chốt kiến thức Bài 2: a/ HS quan sát cách xác định trung điểm, yêu cầu HS giải thích tại sao N là trung điểm của đoạn thẳng ST? b/ HS thực hiện như câu a. Bài 3: - Yêu cầu HS lấy mảnh giấy hình chữ nhật đã được chuẩn bị. - GV: nếu không có thước, làm sao xác định được trung điểm các cạch của mảnh giấy hình chữ nhật ? - HS thảo luận nhóm bốn, thực hành rồi trình bày trước lớp. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. - GV làm mẫu - HS thảo luận nhóm - Các nhóm trình bày theo yêu cầu. a/ Ba điểm C, D, E thẳng hàng (cùng nằm trên một đường thẳng). Điểm D ở giữa hai điểm C và E. b/ D là trung điểm của đoạn thẳng CE ( Điểm D ở giữa hai điểm C và E; CD = DE do đo hoặc đếm số ô vuông) + G không phải là trung điểm của đoạn thẳng HE (điểm G nằm ở giữa hai điểm H và E nhưng GH không bằng với GE) - Lắng nghe a) N là điểm ở giữa hai điểm S và T, NS= NT (= 3 cm) b) M là điểm ở giữa hai điểm A và B, MA= MB (= 5 cm) - HS lấy mảnh giấy hình chữ nhật đã được chuẩn bị. - HS lắng nghe. Thực hiện theo yêu cầu - HS thảo luận, Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét. - HS làm theo. * Hoạt động nối tiếp: (3 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức:Đàm thoại, thực hành - Khi nào thì mới có điểm ở giữa 2 điểm? - Khi nào điểm ở giữa được gọi là trung điểm? - Chuẩn bị bài sau: Xem trước bài Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng (TT) - Chỉ khi nào 3 điểm thẳng hàng. - Khi có cả 2 điều: Điểm đó là điểm ở giữa hai điểm và chia đoạn thẳng thành 2 phần bằng nhau. - HS chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ............................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_3_chan_troi_sang_tao_tuan_15_bai_diem_o_giu.docx