Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 15, Bài: Hình tròn (Tiết 1)

docx 4 trang phuong 02/11/2023 900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 15, Bài: Hình tròn (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 15, Bài: Hình tròn (Tiết 1)

Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 15, Bài: Hình tròn (Tiết 1)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI 79: HÌNH TRÒN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
 - Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.
 - Tư duy và lập luận toán học: 
 + Nhận biết biểu tượng về hình tròn
 + Một số yếu tố cơ bản của hình tròn: tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
 - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Sử dụng com pa để vẽ được hình tròn .
 - Giải quyết vấn đề toán học: Biết ứng dụng bài học vào thực tiễn.
2. Năng lực chung.
 - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
 - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
 - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
 - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV: Sách giáo khoa, một số vật hình tròn: Đồng hồ, tấm bìa và compa
 - HS: Sách giáo khoa, thước, com-pa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại
 Quan sát hình ảnh SGK nhận biết:
- Mặt trăng, cửa sổ có hình gì?
- GV đưa vật có hình tròn lên và hỏi:
 + Đồng hồ và tấm bìa có hình gì?
- Quan sát  
-  có hình tròn
+ . có hình tròn
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (27 phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: Biết được tâm,đường kính, bán kính của hình tròn
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại, thực hành
1/ Giới thiệu tâm, bán kính, đường kính của hình tròn:
- GV dùng compa vẽ hình tròn và nói:
+ Vẽ điểm O là tâm của hình tròn
+ Dùng com-pa vẽ hình tròn tâm O ( viết hình tròn vào tâm O) và giới thiệu: Đây là hình tròn tâm O
+ Vẽ 1 điểm M trên đường vừa vẽ
+ Dùng thước thẳng nối tâm O và điểm M, ta có bán kính OM (viết bán kính OM)
+ Vẽ 1 điểm A trên đường vừa vẽ, dùng thước thẳng vẽ đoạn thẳng OA, kéo dài, cắt đường vừa vẽ ở điểm B. Đoạn thẳng AB đi qua tâm O, ta gọi là đường kính AB (viết đường kính AB)
- GV chỉ tay vào hình và nói: 
+ Hình tròn tâm O
+ Tâm O
+ Bán kính OM, OA, OB
+ Đường kính AB
2/ Tìm hiểu mối quan hệ tâm, đường kính, bán kính
- Cho HS quan sát và thảo luận theo nhóm đôi hình ảnh trong phần cùng học( SGK), dùng thước đo các bán kính OM, OA, OB và trả lời, GV ghi bảng.
- So sánh độ dài của các bán kính trong một đường tròn ?
- Đọc tên đường kính ? 
- Tâm O ở vị trí nào trên đường kính AB?
GV: Tâm là trung điểm của đường kính AB (ghi bảng)
- Đường kính AB bằng mấy lần bán kính ?
GV: Đường kính dài gấp 2 lần bán kính ( ghi bảng)
- GV yc học sinh nhắc lại nội dung GV ghi bảng
- Quan sát và nghe GV giới thiệu.
- Vài HS lên bảng chỉ và nêu tên tâm hình tròn, bán kính, đường kính.
- HS thảo luận nhóm đôi 
- Các bán kính dài bằng nhau
- Đường kính AB
- O là trung điểm của đoạn thẳng AB (do O là điểm ở giữa hai điểm A và B, OA = OB)
- 2 lần
- Vài HS nhắc lại.
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: Nhận biết được đường kính và bán kính
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại, thực hành
Bài 1: 
- HS thảo luận nhóm 2
- Gọi các nhóm trình bày
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
a) Hình tròn tâm S, các bán kính : SK, ST, SL, đường kính TL. 
- Tại sao PM, PN không phải là bán kính? 
b) Hình tròn tâm D, các bán kính: DB, DE, DC; đường kính: BC và hình tròn tâm C và các bán kính: BA, BG, BC; đường kính: AC.
Bài 2: 
- GV hướng dẫn HS dùng com-pa vẽ hình tròn: Chấm 1 điểm - Đặt mũi nhọn com-pa vào điểm đó - Xoay com-pa để được 1 hình tròn.
a/ Yêu cầu HS tập xoay compa
b/ Yêu cầu HS dùng com-pa vẽ em bé và ông mặt trời
- HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Lắng nghe
- Vì P không là tâm của hình tròn
- HS quan sát GV vẽ hình tròn
- HS thực hành.
- HS thực hành
3. Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, thực.
- Các bán kính trong một đường tròn có độ dài như thế nào?
- Trung điểm của đường kính gọi là gì?
- Đường kính dài gấp mấy lần bán kính?
- Com-pa dùng để làm gì?
- Chuẩn bị com-pa để tiết sau học Hình tròn (TT)
- Bằng nhau
- Tâm
- 2 lần
- Vẽ hình tròn.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_chan_troi_sang_tao_tuan_15_bai_hinh_tron.docx