Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 16, Bài: Em làm được những gì (Tiết 1)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 16, Bài: Em làm được những gì (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 16, Bài: Em làm được những gì (Tiết 1)
BÀI: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ (Tiết 1) YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Thể hiện mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia các phép tính trong các bảng nhân chia đã học. - Nhận biết những sai lầm thường gặp khi thực hiện các biện pháp tính viết đối với phép nhân, chia. - Phân biệt thêm và gấp, bớt và giảm qua các trường hợp cụ thể. 1. Năng lực đặc thù: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, Giải quyết vấn đề toán học. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, tự nhiện và xã hội, Tiếng Việt. 4. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Mô hình đồng hồ - HS: Mô hình đồng hồ, một hạt xúc xắc, một cúc áo nhỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Cách tiến hành: - Chia lớp thành 4 nhóm, cho HS chơi trò chới - Nhận xét, liên hệ vào bài mới. - Các nhóm thay nhau đọc 1 số bảng nhân đã học. - Các nhóm thay nhau đọc một số bảng nhân đã học. - Đọc hai phép nhân và hai phép chia có liên quan. + Nhóm thứ nhất đọc một phép nhân trong bảng (ví dụ: 4x7=28). + Nhóm thứ hai áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân (7x4=28). + Nhóm thứ ba đọc một phép chia có liên quan (28:4=7). + Nhóm thứ tư đọc phép chia có liên quan còn lại (28:7=4). Tiếp tục một vài lần. 2. Hoạt động Luyện tập Mục tiêu: Ôn tập, hệ thống hóa lại kiến thức về phép nhân và phép chia, phân biệt thêm và gấp, bớt và giảm. Bài 1: - Hướng dẫn hs nhận biết yêu cầu. - Tìm hiểu mẫu. + Chọn các tấm bìa theo trật tự nhất định (ví dụ: từ trên xuống, từ trái sang). + Tính nhẩm để biết ba số đó có phù hợp yêu cầu. Có thể thử bằng phép nhân (tích hai số bé sẽ bằng số lớn). Hoặc thử bằng phép chia (thương của số lớn và một số bé có bằng số còn lại). Nhận xét, tuyên dương hs. Bài 2: - Hướng dẫn hs nhận xét yêu cầu: Xác định câu nào đúng, câu nào sai; với câu sai cần giải thích tại sao sai. - Sửa bài cho HS giải thích vì sao sai. Đ S Đ S - Yêu cầu HS nêu những lưu ý khi thực hiện phép nhân, chia (viết). Bài 3: - HD hs nhận biết yêu cầu, cho hs thực hiện nhóm đôi. 300 50 190 950 220 + 80 = 300 300 : 6 = 50 350 - 160 = 190 190 x 5 = 950 + 80 : 6 -160 x 5 - Sửa bài; GV viết bảng. - GV yêu cầu hs trả lời các câu hỏi về ý nghĩa các thuật ngữ thêm, bớt, gấp, giảm - HS tính nhẩm với các tấm bìa còn lại để biết có mấy trường hợp phù hợp yêu cầu rồi trình bày một trường hợp trên bảng con, chẳng hạn: + 6 x 5 = 30 + 5 x 6 = 30 + 30 : 5 = 6 + 30 : 6 = 5 - HS thực hiện cá nhân. - HS giải thích vì sao sai, nêu cách sửa sai a) Đúng. b) Sai (Quên nhớ 2 vào tích ở hàng chục. HS đọc các thao tác nhân đúng và thực hiện phép tính trên bàng con). c) Đúng. d) Sai (lần chia thứ hai chưa viết kết quả 0 vào thương. HS đọc các thao tac chia đúng và thực hiện phép tính trên bảng con). - HS nêu ý kiến + Phép nhân: Sau khi đặt tính, trước khi tính cần xác định phép nhân này có là phép nhân có nhớ không. Khi nhân thực hiện thao tác “nhớ”. + Phép chia: Sao khi “hạ” một chữ số xuống, nếu số này bé hơn hơn số chia thì viết 0 ở thương. - - - Nhóm đôi mỗi bạn thực hiện một câu (bảng con) rồi chia sẻ - HS trả lời các câu hỏi + thêm là cộng vào + Bớt là trừ đi + Gấp là nhân + Giảm là chia * Hoạt động nối tiếp: a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho bài sau. - GV nhận xét, tuyên dương - Dặn chuẩn bị bài sau - HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ về nhà IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_3_chan_troi_sang_tao_tuan_16_bai_em_lam_duo.docx