Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 16, Bài: Em làm được những gì? (Tiết 2)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 16, Bài: Em làm được những gì? (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 16, Bài: Em làm được những gì? (Tiết 2)
BÀI: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Xem đồng hồ, đọc nhiệt kế, xác định trung điểm của đoạn thẳng - Nhận biết phân số qua các hình ảnh trực quan. - Thực hiện trò chơi liên quan đến nhận biết phép chia hết, phép chia có dư. 1. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. 2. Năng lực đặc thù: - Giao tiếp toán học: Củng cố ý nghĩa của việc xem giờ, xem nhiệt kế, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn liên quan xem giờ và xem nhiệt kế. Xác định trung điểm của đoạn thẳng. - Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết được phân số qua hình ảnh trực quan. - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết các phân số qua hình ảnh trực quan - Giải quyết vấn đề toán học:. Thực hiện trò chơi liên quan đến nhận biết phép chia hết và phép chia có dư. 3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và xã hội, Tiếng Việt. 4. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao. - Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao. - Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - GV: Mô hình đồng hồ 2. Học sinh: - Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con, mô hình đồng hồ, một hạt xúc xắc, một cúc áo nhỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. - GV cho HS nghe bài hát bài: “Hát vui cùng chiếc đồng hồ” (Nhạc và lời Nguyễn Hồng Tâm) - Liên hệ, vào bài - Lớp nghe bài hát và hát nhẩm theo 2. Hoạt động Luyện tập Mục tiêu: Củng cố kiến thức về xem đồng hồ, xem nhiệt kế. Xác định trung điểm của đoạn thẳng. Bài 4: - GV đọc giờ + 6 giờ + 24 giờ + 4 giờ 15 phút + 21 giờ 24 phút Tuyên dương hs - HD HS nhận biết yêu cầu và cách làm Ví dụ: Đồng hồ màu xanh dương – A. Bài 5: - Nhận biết yêu cầu, cho hs thực hiện cá nhân. - Sửa bài, yêu cầu hs nêu cách làm. 3. Hoạt động Trò chơi Mục tiêu: Thực hiện trò chơi liên quan đến nhận biết phép chia hết và phép chia có dư. - Tổ chức cho hs chơi trò chơi theo nhóm đôi (nếu nhóm nào chưa hiểu rõ thì GV sẽ giải thích thêm). - Lưu ý HS: + “Vị trí cũ” là hình tròn mà cúc áo đứng trước khi tung xúc xắc lần vừa rồi. + Số 0 chia hết cho bất kì số chấm tròn trên mỗi mặt xúc xắc. - HS dùng mô hình đồng hồ, xoay kim đồng hồ theo lệnh của GV. - Nhận xét. - Tìm cách làm. + Đọc giờ trên đồng hồ rồi đối chiếu các câu A, A, C, D. + Cũng có thể suy luận theo chiều ngược lại. - Trình bày. - Cá nhân hs suy nghĩ, nêu đáp án, giải thích cách làm. a) C (hình gồm 4 mũi tên như nhau, 1 mũi tên được tô màu, ta có một phần tư 14). b) A (0oC, 4oC, 12oC, trong đó 0oC là thấp nhất nên Mẫu Sơn là nơi lạnh nhất). c) C (O là điểm giữa hai điểm M và N, MO = ON = 4 cm) - HS nhóm đôi tự tìm hiểu trò chơi và thực hiện 4. Hoạt động nối tiếp: a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. GV giới thiệu đôi nét về các địc danh ở Bài 5. - Mẫu Sơn: Dãy núi thuộc tỉnh Lạng Sơn, phía bắc của nước ta. Vào mùa đông nhiệt độ ở Mẫu Sơn nhiều khi xuống tới 0oC, thậm chí còn thấp hơn; có băng giá và tuyết rơi rất đẹp. Các đỉnh núi, khe suối thiên nhiên ở đây tạo nên một phong cảnh kì vĩ ít nơi có được. - Bạch Mã: Dãy núi nằm giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Đây là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp và khí hậu rất trong lành. Ở Bạch Mã lúc nào nhiệt độ cũng mát lạnh hơn các vùng dưới thấp từ 8 đến 10 độ. Khí hậu ở đây gần giống Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, nhưng do gần biển nên nhiệt độ mùa đông không bao giờ xuống dưới 4oC và nhiệt độ cao nhất vào mùa hè ít khi vượt qúa 26oC. - Đà Lạt: Thành phố của tỉnh Lâm Đồng. - HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_3_chan_troi_sang_tao_tuan_16_bai_em_lam_duo.docx