Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 16, Bài: Ôn tập học kì 1 (Tiết 1)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 16, Bài: Ôn tập học kì 1 (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 16, Bài: Ôn tập học kì 1 (Tiết 1)
BÀI: ÔN TẬP HỌC KÌ 1 – ÔN TẬP CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1 000 (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Ôn tập các số trong phạm vi 1 000. - Giá trị các chữ số theo hàng; đọc, viết số; cấu tạo thập phân của số. - Hệ thống hoá các cách so sánh số: So sánh theo các hàng, dựa vào thứ tự số trên tia số. - Ước lượng, làm tròn số, số liền trước, số liền sau. - Ôn tập tìm các phần bằng nhau. 1. Năng lực đặc thù: tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, tự nhiện và xã hội, Tiếng Việt. 4. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Hình vẽ cho các bài tập (nếu cần), bộ đồ dùng dạy toán. - HS: Thước thẳng, com-pa, mô hình đồng hồ, bộ xếp hình, đồ dùng cho mục Thử thách. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. - GV cho lớp hát múa vui 1 bài - Liên kết giới thiệu bài - Lớp hát vui bài: Lớp chúng mình đoàn kết 2. Hoạt động Luyện tập Mục tiêu: Ôn tập, hệ thống hóa lại kiến thức về các số trong phạm vi 1 000. - Giá trị các chữ số theo hàng; đọc, viết số; cấu tạo thập phân của số, cách so sánh số: So sánh theo các hàng, dựa vào thứ tự số trên tia số. Ước lượng, làm tròn số, số liền trước, số liền sau và tìm các phần bằng nhau. Bài 1: - Hướng dẫn hs nhận biết yêu cầu. – Khi sửa bài, khuyến khích HS giải thích cách làm. - GV hỏi để hệ thống lại cấu tạo thập phân của số (số trăm, số chục và số đơn vị). Nhận xét, tuyên dương hs. Bài 2: - Hướng dẫn hs nhận biết yêu cầu: - Cho hs làm theo nhóm 2 - Khi sửa bài, khuyến khích HS giải thích cách làm. - GV hệ thống hóa lại cách so sánh cách so sánh các số trong phạm vi 1 000. + Số có một, hai chữ số bé hơn số có ba chữ số. + So sánh các số có 3 chữ số: so sánh từ trái sang phải. + Số nào có số trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn. + Nếu số trăm bằng nhau, số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. + Nếu số chục bằng nhau, số nào có số đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn. Bài 3: Hướng dẫn hs nhận biết yêu cầu. - Yêu cầu HS quan sát hình và cho biết: + Đây là hình gì? Được chia thành mấy phần bằng nhau? Tô màu mấy phần? – GV giúp HS nhận biết các việc cần làm: + Xác định hình được chia thành mấy phần bằng nhau. + Tô màu mấy phần? – Khi sửa bài, khuyến khích HS giải thích tại sao chọn đáp án đó. Thử thách: - Tìm hiểu bài. Yêu cầu của bài: Màu gì? - GV có thể gợi ý: có thể xuất phát từ màu để biết phần tô màu đó là một phần mấy. + Hình dung có 1 số miếng bìa màu xanh (gồm 2 ô vuông), nếu lấy những mía bìa đó xếp kín hình chữ nhật thì cần mấy miếng? + Như vậy phần tô màu xanh chiếm mấy phần hình chữ nhật? + Bốn ô màu hồng nếu xếp thành hàng ngang thì sao? _+ Hình chữ nhật được chia thành mấy hàng bằng nhau? + Tô màu hồng mấy hàng? + Vậy phần màu hồng biểu thị mấy phần của hình chữ nhật? + Nếu xếp các ô màu vàng sang một bên thì sao? . a) HS đọc số. b) HS viết số. c) HS viết số thành tổng vào bảng con. - HS thực hiện cá nhân. - HS giải thích cách làm. - Nhóm hai HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu. a) So sánh số (dùng các dấu >, <, =). b) Sắp xếp bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn. c) Xác định số lớn nhất, bé nhất. - Trình bày, giải thích cách làm. – Nhóm hai HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài: hình đã tô màu 12. - - HS quan sát hình và nêu câu trả lời theo gợi ý của GV + Hình A: là hình chữ nhật, được chia 4 phần, tô màu 1 phần, tô màu 14 + Hình B: là hình chữ nhật, được chia 3 phần, tô màu 1 phần, tô màu 13 + Hình C: là hình chữ nhật, được chia 2 phần, tô màu 1 phần, tô màu 12 - HS (nhóm bốn) thảo luận, nhận biết các việc cần làm. + 6 miếng + 16 + thì đúng 1 hàng của hình chữ nhật. + (3 hàng) + (1 hàng) + 13 + Khi đó hình chữ nhật được chia thành hai phần bằng nhau, tô màu vàng một phần – ta được 12 Vậy: Đã tô 1 số ô vuông bằng màu xanh. Đã tô 1 số ô vuông bằng màu hồng. Đã tô 1 số ô vuông bằng màu vàng * Hoạt động nối tiếp: a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho bài sau. - GV nhận xét, tuyên dương - Dặn chuẩn bị bài sau - HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ về nhà IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_3_chan_troi_sang_tao_tuan_16_bai_on_tap_hoc.docx