Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 17, Bài: Ôn tập học kì 1 (Tiết 4)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 17, Bài: Ôn tập học kì 1 (Tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 17, Bài: Ôn tập học kì 1 (Tiết 4)
BÀI: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( TIẾT 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Ôn tập các phép tính ( cộng, trừ, nhân , chia trong phạm vi 1000). - Ý nghĩa phép tính; tính nhẩm, tính viết; mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ , giữa phép nhân và phép chia để tìm kết quả và tìm thành phần chưa biết trong phép tính. - Vận dụng vào giải toán đơn giản. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, hình vẽ cho các bài tập, bộ đồ dùng dạy toán ( nếu cần). - HS: SGK, đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp. - GV viết các phép tính lên bảng: + Đặt tính rồi tính. a/ 20 + 350 b/ 124 x 3 c/ 513: 3 - Yêu cầu HS làm bảng con - GV nhận xét. - HS thực hiện vào bảng con - HS đặt tính vào bảng con + Kết quả: a/ 370 ; b/ 372 ; c/ 171 - Theo dõi. 2. Hoạt động luyện tập (30 phút) a. Mục tiêu: Biết ý nghĩa phép tính; tính nhẩm, tính viết; mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ , giữa phép nhân và phép chia để tìm kết quả và tìm thành phần chưa biết trong phép tính. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm đôi, cả lớp. Bài 5. Chọn cặp số phù hợp - GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu làm việc nhóm hai HS tìm hiểu bài. + Chọn ý trả lời đúng. Số lớn gấp 3 lần số bé và số lớn hơn số bé 8 đơn vị. Số lớn và số bé lần lượt là: A. 6 và 2 B. 10 và 2 C. 12 và 4 - GV gọi 1-2 nhóm trình bày bài giải ( có giải thích cách làm). - GV nhận xét hệ thống cách làm Bài 6. Tính nhẩm - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài + Tính nhẩm a) 20 + 530 b) 690 – 70 c) 90 x 6 d) 270 : 3 - Yêu cầu HS làm cá nhân ,chia sẻ với bạn - GV tổ chức HS chơi trò chơi “Chuyền thư” để đọc kết quả phép tính ( mỗi HS / phép tính). - GV nhận xét Bài 7. - GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập. + Đặt tính rồi tính. a) 172 x 4 b) 758 : 8 - Yêu cầu HS làm bài cá nhân chia sẻ với bạn. - GV tổ chức sửa bài: GV đọc từng phép tính cho HS thực hiện bảng con ( GV có thể gọi HS lên bảng lớp sửa / mỗi HS/ phép tính). - GV nhận xét chốt kiến thức. Bài tập 8. - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài + Số? 610 + ..?.. = 970 b) 4 x ..?.. = 80 c) ..?.. : 3 = 70 - Yêu cầu HS làm bài - GV gọi HS trình bày bài giải ( có giải thích cách làm: tìm số hạng, tìm thừa số chưa biết, số bị chia thông qua thành phần đã biết). - GV nhận xét và chốt cách làm. - HS đọc yêu cầu và xác định các việc cần làm: chọn cặp số phù hợp. - HS làm bài nhóm đôi. - Đại diện HS trình bày nêu cách làm. + Số lớn gấp số bé 3 lần ( 6 và 12 , 12 và 4) + Số lớn hơn số bé 8 đơn vị ( trong 2 cặp số trên, 12 và 4 thỏa mãn) => Đáp án C - HS lắng nghe. - HS xác định yêu cầu của bài : Tính nhẩm - HS làm cá nhân và trao đổi với bạn. Lời giải: a) 20 + 530 = 550 b) 690 – 70 = 620 c) 90 x 6 = 540 d) 270 : 3 = 90 - HS nêu yêu cầu và xác định nhiệm vụ của bài: Đặt tính rồi tính. - HS làm bài cá nhân chia sẻ với bạn. - HS thực hiện a) 172 b) 758 8 x 72 94 4 38 688 32 6 172 x 4 = 688 758 : 8 = 94 ( dư 6). - HS lắng nghe. - HS đọc yêu cầu và xác định các việc cần làm: Điền số thích hợp. - HS làm bài cá nhân a) 610 + 360 = 970 b) 4 x 20 = 80 c) 210 : 3 = 70 - HS trình bày bài và giải thích: VD: Lấy tổng ( 970) trừ đi số hạng đã biết ( 610) ta tìm được số hạng chưa biết ( 360). - HS lắng nghe. * Hoạt động nối tiếp: (4 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” - GV chia lớp thành hai đội thi đua, đội nào đúng và xong trước thì thắng cuộc. - GV gắn các thẻ phép tính lên bảng lớp để HS chọn các phép tính có kết quả đúng vào phép tính đó. - Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - Theo dõi. - HS tham gia chơi. - Lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: .................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_3_chan_troi_sang_tao_tuan_17_bai_on_tap_hoc.docx