Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 17, Bài: Ôn tập học kì 1 (Tiết 5)

docx 4 trang phuong 02/11/2023 880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 17, Bài: Ôn tập học kì 1 (Tiết 5)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 17, Bài: Ôn tập học kì 1 (Tiết 5)

Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 17, Bài: Ôn tập học kì 1 (Tiết 5)
BÀI: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( TIẾT 5)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Ôn tập các phép tính ( cộng, trừ, nhân , chia trong phạm vi 1000).
- Ý nghĩa phép tính; tính nhẩm, tính viết; mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ , giữa phép nhân và phép chia để tìm kết quả và tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- Vận dụng vào giải toán đơn giản.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK, hình vẽ cho các bài tập, bộ đồ dùng dạy toán ( nếu cần).
- HS: SGK, đồ dùng học tập.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.
HS bắt bài hát
-Vào bài mới
- HS hát
2. Hoạt động luyện tập (35 phút)
a. Mục tiêu: Ôn tập các phép tính ( cộng, trừ, nhân , chia trong phạm vi 1000), ý nghĩa phép tính; tính nhẩm, tính viết; mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ , giữa phép nhân và phép chia để tìm kết quả và tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân, cả lớp.
Bài tập 9.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài
+ Tính giá trị của biểu thức.
a) 493 – 328 + 244              b) 210 : 6 x 5
c) 36 + 513 : 9                    d) 2 x (311 – 60)
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV gọi HS trình bày bài giải ( có giải thích cách làm: thứ tự thực hiện phép tính).
- GV và HS nhận xét chốt cách làm: 
+ Biểu thức chỉ có phép tính +; - ta thực hiện từ trái sang phải; 
+ Biểu thức chỉ có : ; x ta thực hiện từ trái sang phải; 
+ Biểu thức có +; : ta thực hiện chia trước và cộng sau; 
+ Biểu thức có dấu ngoặc kép ta thực hiện trong ngoặc trước và nhân sau.
Bài tập 10.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào bảng con
+ Chọn ý trả lời đúng.
a) Một số khi nhân với 1 thì bằng:
A. 1              B. 0      C. chính số đó
b) Một số khi nhân với 0 thì bằng:
A. 1             B. 0         C. chính số đó
c) Giá trị của biểu thức 3 x (27 -27) là:
A. 1             B. 0          C. 54
d) Lớp em sử dụng loại bán 2 chỗ ngồi (mỗi bàn có 1 hoặc 2 bạn). Để 35 bạn đủ chỗ ngồi thì cần ít nhất là:
A. 17 cái bàn.  B. 18 cái bàn.  C. 35 cái bàn.
- GV yêu cầu HS giải thích vì sao chọn đáp án đó.
- GV nhận xét chốt nội dung.
Bài tập 11.
- Yêu cầu HS đọc BT11 xác định yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm cá nhân 
- GV gọi HS trình bày bài giải ( có giải thích cách làm).
- GV sửa bài- Chốt đáp án
 Bài giải
 52: 2 = 26
 Lớp em sẽ được tặng 26 túi quà
 26 x 5 = 130
 Lớp em cần có 130 quyển vở
- HS đọc yêu cầu và xác định yêu cầu: Tính.
- HS làm bài cá nhân
a) 493 – 328 + 244 = 165 + 244 = 409
b) 210 : 6 x 5 = 35 x 5 = 175
c) 36 + 513 : 9 = 36 + 57 = 93
d) 2 x (311 – 60) = 2 x 251 = 502
- HS trình bày bài làm và giải thích cách làm.
- HS lắng nghe..
- HS đọc yêu cầu và xác định yêu cầu: Chọn ý đúng.
- HS làm cá nhân
a) Câu đúng: C
b) Câu đúng: B
c) Câu đúng: B
d) Câu đúng: B
- HS trình bày ý kiến .
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu và xác định yêu cầu: Giải bài toán.
- HS làm cá nhân
- HS trình bày bài làm và giải thích cách làm.
- HS lắng nghe tự sửa bài.
* Vui học
a. Mục tiêu: Củng cố bảng nhân
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm, vấn đáp,
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu bài : Nói phép nhân ( trong bảng).
+ Bạn đầu tiên nói một phép nhân trong các bảng nhân đã học rồi chỉ định 1 bạn
+ Bạn được chỉ định sẽ nói một phép nhân ( trong bảng) mà thừa số thứ nhất là chữ số hàng đơn vị của tích trên, rồi chỉ định lại bạn khác.
+ Khi xuất hiện phép nhân có tích bằng 0 thì lượt chơi kết thúc.
- GV gioi 1-2 nhóm nói trước lớp
- Gv nhận xét chốt nội dung “ Vui học”
- HS đọc yêu cầu và xác định nhiệm vụ.
- HS nói phép nhân trong nhóm 2.
- HS nói trước lớp
* Hoạt động nối tiếp: (4 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp, vấn đáp...
- Em học được gì sau bài học?
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe, thực hiện
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_chan_troi_sang_tao_tuan_17_bai_on_tap_hoc.docx