Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 18, Bài: Thực hành trải nghiệm (Tiết 1)

docx 3 trang phuong 02/11/2023 1160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 18, Bài: Thực hành trải nghiệm (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 18, Bài: Thực hành trải nghiệm (Tiết 1)

Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 18, Bài: Thực hành trải nghiệm (Tiết 1)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 3
	BÀI : THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM (TIẾT 1) 
MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: .
- Tư duy và lập luận toán học: Ôn tập về đo lường: ước lượng và đo chiều dài.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Phẩm chất: 
-Yêu nước: Yêu quê hương, tự hào về cảnh đẹp quê mình
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Giáo viên: 
GV: Sách GV
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’ 
1. Hoạt động 1: Khởi động:
* Mục tiêu: 
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: 
* Hình thức: Cả lớp
- Tổ chức cho HS hát và vận động phụ họa theo bài hát
- Nhận xét,
-> Giới thiệu bài học mới: thực hành và trải nghiệm
HS hát
25’
2. Hoạt động 2: 	THỰC HÀNH 
* Mục tiêu: 
HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập. 
* Phương pháp: Trực quan, thực hành 
* Hình thức: Cá nhân, cả lớp 
Bài 1. Một bước chân của em dài khoảng bao nhiêu xăng-ti-mét?
_ GV yêu cầu HS bước đi tự nhiên, không cố bước dài.
- GV yêu cầu HS làm dấu rồi dùng thước đo độ dài một bước chân của em.
- Cho HS ghi lại số đo của em theo đơn vị xăng-ti-mét
- GV nhận xét các em thực hành.
 Bài 2. Khoảng mấy bước chân của em thì được 1m?
-GV cho hs lấy số đo 1 bước chân nhân với 3 rồi làm tròn kết quả đến hàng trăm
VD: 1 bước chân của em dài 35 cm
35 x 3 = 105
Làm tròn số 105 đến hàng trăm thì ta được 100
100 cm = 1m
Vậy khoảng 3 bước chân của em thì được 1m.
- HS thực hiện
HS thực hiện
-HS thực hiện
-HS lắng nghe
-HS thực hiện
HS lắng nghe
5’
3. Hoạt động 3: Củng cố 
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp: Thực hành 
* Hình thức: trò chơi.
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi đo bước chân của bạn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
HS chơi trò chơi
- HS nhận xét

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_chan_troi_sang_tao_tuan_18_bai_thuc_hanh.docx