Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 19, Bài: So sánh các số có bốn chữ số (Tiết 1)

docx 4 trang phuong 02/11/2023 1190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 19, Bài: So sánh các số có bốn chữ số (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 19, Bài: So sánh các số có bốn chữ số (Tiết 1)

Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 19, Bài: So sánh các số có bốn chữ số (Tiết 1)
Thứ .., ngày . tháng .. năm
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI : SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (Tiết 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Năng lực đặc thù:
-Khái quát hoá cách so sánh các số có bốn chữ số theo hàng.
-Thực hiện so sánh các số có bốn chữ số.
-Xếp thứ tự các số không quá 4 chữ số
 2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.. 
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
GV: Các thẻ đơn vị, chục, trăm, nghìn
HS: Bộ đồ dùng học số
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (3 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi cả lớp
Hát “Em yêu trường em”.
- Học sinh hát.
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (30 phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: Khái quát hoá cách so sánh các số có bốn chữ số theo hàng.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm.
Hướng dẫn học sinh nhận biết dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi 10 000.
GV đưa bảng
 GV hỏi :Ngọn núi nào cao hơn?
Vì sao em biết núi Bạch Mã cao hơn?
GV hường dẫn so sánh 986 và 1 444
-GV xếp các khối lập phương biểu thị hai số (như SGK)
So sánh khối lập phương ở hình trên và hình dưới.
GV yêu cầu HS thảo luận
GV nhận xét:
- 9 trăm khối ít hơn 1 nghìn khối ( 10 trăm khối)
- 86 khối ít hơn 444 khối
Nên số khối ở hàng trên ít hơn số khối ở hàng dưới.
 986 986
KL: Núi Bạch Mã cao hơn núi Bà Đen
+ Muốn so sánh 2 số có số chữ số khác nhau ta làm thế nào?
– Số có ít chữ số hơn thì bé hơn. 
Số có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
So sánh 3143 và 3096
GV đặt vấn đề và thực hiện tương tự phần 1
Lưu ý: 
+ Hàng trên và hàng dưới cùng có 3 trăm khối.
+ 142 khối nhiều hơn 96 khối
Nên khối hình trên nhiều hơn khối hình dưới.
KL: Núi Phan Xi Păng cao hơn núi Pu Ta Leng
Khi so sánh hai số có bốn chữ số ta thực hiện như sau:
So sánh từng cập số chữ số ở cùng một hàng từ trái sang phải (3 =3)
So sánh cặp số hàng tiếp theo có chữ số khác nhau 1>0 nên 3143 > 3096
GV chốt kiến thức khi so sánh các số trong phạm vi 10 000:
+ Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn (ngược lại).
+ Nếu hai số có cùng chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải.
+ Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau
HS quan sát
HS quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi: 
- Núi Bạch Mã cao hơn
- So sánh hai số 986 và 1 444
HS Thảo luận nhóm đôi rồi trình bày trước lớp
- Đếm: số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn và ngược lại.
HS lắng nghe -nhắc lại
2.2 Hoạt động 2 (17 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: -Thực hiện so sánh các số có bốn chữ số.
-Xếp thứ tự các số không quá 4 chữ số
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, , hoạt động nhóm, trò chơi học tập
Bài 1: >,<,=
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên nhận xét chung.
- Giáo viên củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
Bài 2:
-Với những HS còn hạn chế, GV có thể hướng dẫn các em viết theo cột dọc để so sánh thuận lợi. 
GV viết lên bảng lớp
a) 4 275, 4 527, 4 725, 4 752
GV có thể viết theo cột dọc để giải thích
b) Vị trí của các số trên tia số :4 275, 4 527, 4 725, 4 752
GV lưu ý HS: Trên tia số, số bên trái bé hơn số bên phải.
(Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)
- 2 học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Học sinh làm vào phiếu học tập (cá nhân).
- Đại diện 2 học sinh lên bảng gắn phiếu lớn. Giải thích cách làm
a) 792 6 132
 4 859< 4 870
c) 8 153< 8 159
1 061 = 1000+ 60+ 1
Thảo luận nhóm 4
Đọc yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ rồi thảo luận.
– HS đọc để sửa bài
* Hoạt động nối tiếp: (3-5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi học tập
- GV cho HS chơi trò chơi “xếp từ bé đến lớn ”, 
+ Có 4 bạn, mỗi bạn nhận một mão có một trong các số sau 7652; 7755; 7605; 7852.
+ Quan sát số và xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị bài mới.
- Về nhà xem lại bài trên lớp. 
HS lắng nghe và thực hiện
.
HS nhận xét
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_chan_troi_sang_tao_tuan_19_bai_so_sanh_ca.docx