Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 20, Bài: Phép cộng các số trong phạm vi 10 000 (Tiết 2)

docx 5 trang phuong 02/11/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 20, Bài: Phép cộng các số trong phạm vi 10 000 (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 20, Bài: Phép cộng các số trong phạm vi 10 000 (Tiết 2)

Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 20, Bài: Phép cộng các số trong phạm vi 10 000 (Tiết 2)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI : PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 (Tiết 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xây dựng biện pháp cộng các số có bốn chữ số (không nhớ, có nhớ không quá hai lượt, không liên tiếp).
- Cộng nhẩm trong phạm vi 10 000
- So sánh số
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 000
1. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao. 
- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.
- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân
2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: Củng cố ý nghĩa của phép cộng, tên gọi các thành phần của phép cộng, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép cộng.
	- Tư duy và lập luận toán học: Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100; 
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 trên các khối lập phương.
- Giải quyết vấn đề toán học: Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+); bước đầu làm quen cách tính nhanh.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: bảng phụ ghi các phép tính
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động Khởi động: (5 phút)
 Trò chơi: “Hái hoa kến thức”
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chuyện cá nhân
- Trên mỗi bông hoa, có ghi yêu cầu: Đặt tính rồi tính: 4567 + 3728 
 7161 + 547
 3638 + 2913
- HS lên hái hoa và thực hiện yêu cầu.
- HS làm đúng phép tính được thưởng tràn vỗ tay.
- GV gọi HS lên hái hoa, HS làm đúng GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét tuyên dương HS.
- GV nhận xét chung.
- 3 HS lên hái hoa.
- Dự kiến trả lời của HS: 
8295; 7708; 6551 
2. Hoạt động Luyện tập (... phút)
2.1 Hoạt động 1 ( phút): Bài tập 1
a. Mục tiêu: HS biết cách tính tổng, thực hiện phép cộng có bốn chữ số.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu thực hiện bằng bút chì vào SGK.
- Gọi 3 HS nêu cách tính và kết quả.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng
- HS đọc.
- Tính tổng.
- HS thực hiện.
- HS nêu cách tính và kết quả
- 458 + 1180 = 1638
- 3268 + 1523 = 4791
- 1523 + 3268 = 4791
- 671 + 225 = 896
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
2.2 Hoạt động 2 ( phút): Bài tập 2
a. Mục tiêu: Rèn cho HS kĩ năng tính nhẩm.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu thực hiện theo nhóm đôi bằng bút chì 
vào SGK
- GV lưu ý cho HS xem nghìn là đơn vị đếm để 
tính nhẩm
- Gọi 4 HS nêu cách tính và kết quả.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng
- HS đọc.
- Tính nhẩm.
- HS thực hiện.
- 5000 + 2000 + 1000= 8000
- 4000 + 3000 + 3000= 10000
- 1800 + 1200+ 6000 = 9000
- 4900 + 500 + 100= 5500
- HS nhận xét.
2.3 Hoạt động 3 ( phút): Bài tập 3
a. Mục tiêu: HS vận dụng phép cộng có bốn chữ số và so sánh số có bốn chữ số
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Để so sánh ta cần làm gì?
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân vào SGK và chia 
sẻ kết quả nhóm đôi
- Gọi 4 HS nêu cách tính và kết quả.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng
- HS đọc.
- Điền dấu ,= ?
- Ta cần tính phép tính bên trái
 rồi so sánh.
- HS thực hiện
- 3000+800+20+5 = 3825
- 9100+380+15 < 9500
- 6000 + 4 > 4600
- 2000 + 70 + 8 < 2780
- HS nhận xét.
2.4 Hoạt động 4 ( phút): Bài tập 4	
a. Mục tiêu: HS vận dụng cộng các số có bốn chữ số vào giải toán có lời văn
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán cho biết gì?
- Muốn tính được tất cả kg măng cụt và xoài ta 
làm thế nào? Đại lượng nào có rồi, đại lượng nào 
chưa có?
- Yêu cầu HS làm vào tập
- Gọi HS trình bày
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng
2.5 Hoạt động 5 ( phút): Bài tập 5	
a. Mục tiêu: HS vận dụng cộng các số có bốn chữ 
số để tính quãng đường
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hoạt động
nhóm 4
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và thảo luận 
theo nhóm 4
- Yêu cầu HS trình bày và nêu cách tính
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng
- HS đọc 
- Gia đình bác Tám thu hoạch
được tất cả bao nhiêu
ki-lô-gam măng cụt và xoài?
- Măng cụt 2320kg,
xoài nhiều hơn măng cụt là
 520kg
- Ta cần phải tính kg xoài 
trước, sau đó tính tất cả làm
phép toán cộng
- 1 HS làm vào bảng phụ, cả
 lớp làm vào tập
- HS trình bày bài giải
Bài giải
Số kg xoài có là:
 2320 + 520 = 2840 (kg)
Số kg xoài và măng cụt là:
 2320 + 2840 = 5160 (kg)
 Đáp số: 5160 kg
- HS nhận xét.
- HS đọc
- Tính quãng đường từ TP Hồ
 Chí Minh đến tỉnh Lào Cai
- HS thực hiện phép tính trên
 bảng con
- HS trình bày kết quả: 
1726 + 320 = 2046 km
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động vận dụng (... phút) (Là phần Thử thách, Vui học, Hoạt động thực tề, Đất nước em – nếu có trong bài học)
3.1 Hoạt động 1 ( phút): Đất nước em
a. Mục tiêu: HS biết được tỉnh Lào Cai có 25 dân tộc sinh sống và đỉnh Phan -xi – păng là nóc nhà của Việt Nam.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
-Yêu cầu HS đọc thông tin và trao đổi nhóm đôi 
về nội dung.
- GV hỏi: Em hiểu thể nào là nóc nhà?
- GV chốt: Đỉnh Phan- xi – păng gọi là nóc nhà 
của Việt Nam vì nó là nơi cao nhất của Việt Nam
- Gọi 1 HS đọc to phần Đất nước em
- HS đọc
- Đó là nơi cao nhất.
- 1 HS đọc.
* Hoạt động nối tiếp: (... phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai tinh mắt?”
+ GV nêu cách chơi: Khi cô đưa ra phép tính, nếu phép tính nào đúng thì các em sẽ viết chữ Đ vào bảng con, nếu phép tính nào sai thì các em viết chữ S vào bảng con trong thời gian 30 giây. Khi hết thời gian các em sẽ đưa bảng lên để cô kiểm tra.
+ GV lần lượt đưa từng phép tính cho HS xem, sau mỗi lượt GV hỏi HS vì sao viết chữ Đ/S.
 4622
3498 
7010
3325
2126
5451
5532
5677 
10109
a) b) c) 
+ GV nhận xét
- Yêu cầu HS về nhà tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng đã học để hôm sau chia sẻ với bạn bè. 
- Dặn dò sau bài học
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Cả lớp cùng tham gia chơi. Lần lượt viết chữ Đ/S vào bảng con và giải thích.
 a) S
 b) S
 c) Đ
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_chan_troi_sang_tao_tuan_20_bai_phep_cong.docx