Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 23, Bài: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (Tiết 3)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 23, Bài: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 23, Bài: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (Tiết 3)
BÀI: NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TIẾT 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến việc tính toán các số đo đại lượng. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Sách giáo khoa, giáo án - HS: Sách giáo khoa, vở bài tập, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi, cả lớp. - Trò chơi: Tính đúng, tính nhanh: Giáo viên đưa ra các phép tính cho học sinh thực hiện: 1502 x 4 1091 x 6 (...) - Tổng kết – Kết nối bài học. - GV chuyển ý, giới thiệu bài. - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. - Mở vở ghi bài. 2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới ( 25phút) 2.1 Hoạt động 1 (15 phút): Thực hành a. Mục tiêu: Vận dụng phép nhân giải toán b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm. Bài 5: – Tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì ? - Nhóm đôi thảo luận, tìm cách giải quyết. - GV yêu cầu HS thực hiện bài làm vào vở. - Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày kết quả bài làm. - Yêu cầu 1 HS khác nhận xét bài làm. - GV sửa bài, nhận xét, tuyên dương. - Khuyến khích HS giải thích cách làm: + Muốn biết số gạo còn lại phải biết gì? + Muốn biết số gạo chuyển đi phải biết gì? + Tìm số gạo chuyển đi ta làm thế nào ? + Tìm số gạo còn lại ta làm sao? - 1 HS đọc đề bài. - HS trả lời câu hỏi dựa vào nội dung bài toán. - Thảo luận tìm cách giải - HS làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng trình bày kết quả bài làm. Bài giải 1500 × 6 = 9000 6 xe chuyển được 9000 kg gạo. 10000 – 9000 = 1000 Trong kho còn lại 1000 kg gạo. + Muốn biết số gạo còn lại phải biết số gạo trong kho (10 000 kg) và số gạo chuyển đi. + Muốn biết số gạo chuyển đi phải biết có bao nhiêu xe, mỗi xe chuyển bao nhiêu ki-lô-gam gạo. - Lấy số gạo mỗi xe chở nhân với 6 ( 1500 x 6) - Lấy số gạo trong kho trừ số gạo đã chuyển đi( 10 000 – 9 000) 2.2 Hoạt động 2 (10 phút): Thực hành a. Mục tiêu: Vận dụng phép nhân giải toán b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm. Bài 6: – Tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì ? – Nhóm đôi thảo luận, tìm cách giải quyết. GV có thể hướng dẫn HS thể hiện hình ảnh, thuận lợi cho việc hiểu bài. 1 l 500 ml 500 ml >, <, = 2 l - GV yêu cầu HS thực hiện bài làm vào vở. - Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày kết quả bài làm. - Yêu cầu 1 HS khác nhận xét bài làm. - GV sửa bài, nhận xét, tuyên dương. - Yêu cầu HS giải thích cách làm + Muốn biết bạn Nam uống tất cả bao nhiêu lít nước ta làm sao? + Mỗi chai 500 ml, vậy 2 chai có mấy lít nước? + Vậy bạn Nam uống tất cả mấy lít nước * GV có thể liên hệ giáo dục HS biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân ( trung bình mỗi người cần uống từ 2lit đến 3 lít nước mỗi ngày để tốt cho sức khỏe) - 1 HS đọc đề bài. - HS trả lời câu hỏi dựa vào nội dung bài toán. Bài giải 500 × 2 = 1000 Hai chai nước 500 ml có tất cả 1000 ml nước. 1000 ml = 1 l 1 + 1 = 2 Hôm qua bạn Nam đã uống đủ 2 l nước + Tìm số lít nước bạn Nam uống 2 chai nước + 500 x 2 = 1000ml + 1000 ml = 1l + 1l + 1l = 2l Chú ý lắng nghe * Hoạt động nối tiếp: ( 3 - 5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi: Đố bạn Vui học - Cho HS xác định yêu cầu của bài. - Xác định các việc cần làm: + Cho HS tự nhẩm cá nhân các phép tính. + Chọn phép tính có kết quả lớn hơn 1000 + Xác định đường đi của bạn gấu tới hũ mật ong bằng cách đố bạn: Đố bạn các phép tính nào có kết quả lớn hơn 1000?( 1570 – 570; 900 x 3) + Hs có thể chọn nhiều cách khác, cho nhiều Hs tham gia( nếu còn thời gian) - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi để hoàn thành bài tập. - Cho trao đổi nhóm đôi. Chọn 2 nhóm thi dua nêu kết quả - Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương. - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trò chơi “Nối nhanh, nối đúng”: Nối ở cột A với cột B cho thích hợp: A B 1408 x 4 5632 2718 x 2 4272 1424 x 3 5436 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_3_chan_troi_sang_tao_tuan_23_bai_nhan_so_co.docx