Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 24, Bài: Góc vuông, góc không vuông (Tiết 2)

docx 9 trang phuong 02/11/2023 840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 24, Bài: Góc vuông, góc không vuông (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 24, Bài: Góc vuông, góc không vuông (Tiết 2)

Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 24, Bài: Góc vuông, góc không vuông (Tiết 2)
	KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI: GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
-Làm quen với biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông; đọc tên góc.
-Sử dụng ê-ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông.
-Sử dụng ê-ke vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản.
-Biết gấp tờ giấy để tạo hình góc vuông.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
- Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ; phương tiện học toán
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Thước ê-ke; mô hình đồng hồ; một tờ giấy; hình vẽ các góc theo nội dung bài học, Thực hành 3 và 4 (nếu cần)
- HS: Thước ê-ke; mô hình đồng hồ; một tờ giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm
-GV yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm 4 
-Giáo viên yêu cầu học sinh đặt kim đồng hồ: 3 giờ; 4 giờ; 9 giờ và 2 giờ (mỗi học sinh đặt 1 giờ) 
-GV nhận xét
-học sinh hoạt động theo nhóm 4 
-Học sinh đặt kim đồng hồ: 3 giờ; 4 giờ; 9 giờ và 2 giờ (mỗi học sinh đặt 1 giờ) Nhóm nào xong trước thì được gắn đồng hồ lên bảng lớp trước và đọc giờ
-Cả lớp nhận xét
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (27 phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: HS biết được góc vuông và góc không vuông, biết dùng ê-ke
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm đôi
2.1.1. Làm quen biểu tượng góc
-Giáo viên giới thiệu: hai kim ở mỗi đồng hồ tạo thành hình ảnh góc.
-Giáo viên dùng tay vuốc theo hai kim ở mỗi đồng hồ, học sinh nói: “Góc”
2.1.2. Giới thiệu góc vuông, góc không vuông
-Giáo viên giới thiệu: Góc gồm hai loại: góc vuông và góc không vuông.
-Giáo viên viết và vẽ như phần Cùng học (Vừa vẽ vừa giới thiệu đỉnh, cạnh của góc và cách đọc tên góc, học sinh đọc theo).
-GV lưu ý học sinh nếu không sợ nhầm lẫn, ta có thể đọc tên góc theo tên đỉnh của góc (ví dụ: góc đỉnh O, góc đỉnh D,).
-GV yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh bốn đồng hồ trên bảng, nhận biết hình ảnh góc vuông, góc không vuông.
+ đồng hồ chỉ 3 giờ có hai kim tạo thành hình ảnh góc vuông 
+đồng hồ chỉ 4 giờ có hai kim tạo thành hình ảnh góc không vuông.
2.1.3. Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông, vẽ góc vuông
 a) Giới thiệu ê-ke
-Giáo viên đưa ê-ke lên và nói: đây là cái ê-ke 
-Giáo viên viết: ê-ke
-Giáo viên giới thiệu công dụng của ê-ke.
+Kiểm tra xem một góc là góc vuông hay góc không vuông.
+Vẽ góc vuông
 -GV đặt vấn đề: Tại sao ê-ke lại có các tác dụng như vậy?
-GV yêu cầu học sinh lên bảng nhận biết đỉnh góc vuông và hai cạnh góc vuông 
+Trên ê-ke của giáo viên.
+Trên ê-ke của học sinh 
b) Kiểm tra góc vuông bằng ê-ke 
-Giáo viên vẽ sẵn hai góc trên bảng (một góc vuông, một góc không vuông).
Ta dùng ê-ke kiểm tra xem góc nào vuông, góc nào không vuông.
-GV dùng ê-ke, vừa thao tác vừa nói.
+Đặt ê-ke sao cho: đỉnh góc vuông ê-ke trùng với đỉnh của góc, một cạnh góc vuông ê-ke trùng với một cạnh của góc.
+Quan sát cạnh còn lại của góc vuông ê-ke và cạnh còn lại của góc: 
Nếu trùng nhau thì góc đó là góc vuông 
Nếu không trùng nhau thì góc đó là góc không vuông.
-GV yêu cầu học sinh sử dụng ê-ke thực hiện bài Thực hành 3 
c) Vẽ góc vuông bằng ê-ke
-Ta dùng ê-ke để vẽ góc vuông.
-Giáo viên dùng ê-ke, vừa thao tác vừa nói.
+Đặt ê-ke trên mặt giấy (hoặc bảng) tại vị trí cần vẽ.
+Dùng bút, xuất phát từ đỉnh góc vuông của ê-ke, vẽ hai cạnh của góc.
+Đặt tên góc, kí hiệu góc vuông (như sách giáo khoa)
-GV yêu cầu học sinh sử dụng ê-ke thực hiện bài Thực hành 5 
-HS quan sát và lắng nghe
-HS quan sát
-HS quan sát và lắng nghe.
-HS quan sát và lắng nghe
-HS quan sát và lắng nghe
-Học sinh quan sát.
-HS quan sát và lắng nghe
-Học sinh đọc: “ê-ke”
-HS quan sát và lắng nghe
-HS nêu: trên ê-ke luôn có góc vuông.
+HS dùng tay chỉ vào đỉnh, vuốt tay theo hai cạnh. 
+HS hoạt động nhóm 4
-HS quan sát và lắng nghe
-HS quan sát và lắng nghe
-Học sinh thực hiện cá nhân, chia sẻ nhóm đôi
-Một vài học sinh đại diện lên thực hành trên bảng lớp với các góc được giáo viên vẽ sẵn trên bảng (như sách giáo khoa)
-HS quan sát và lắng nghe.
-HS quan sát và lắng nghe.
-Học sinh thực hiện cá nhân, chia sẻ nhóm đôi
-Một học sinh đại diện lên thực hành trên bảng lớp 
-Học sinh không sử dụng ê-ke, vẽ một góc vuông trên giấy kẻ ô vuông rồi dùng ê-ke kiểm tra góc vừa vẽ
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: HS tạo được hình góc vuông và góc không vuông
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm bốn
*Bài 1:
-GV yêu cầu nhóm 4 học sinh tìm hiểu bài, nhận biết nhiệm vụ: Tạo hình góc vuông, góc không vuông theo hai cách.
+Dùng que tính.
+Dùng hai cánh tay.
-GV yêu cầu các nhóm thực hiện.
-GV yêu cầu một vài nhóm trình bày, khuyến khích học sinh thực hiện trước lớp.
-GV nhận xét, giáo viên tổng kết.
*Bài 2:
Thực hành: Xếp góc vuông.
-Giáo viên vấn đáp giúp học sinh nhận biết các bước hướng dẫn gấp tờ giấy tạo hình góc vuông. Lưu ý các em, ở bước 2, khi gấp lại, 2 mép bên phải (theo hình vẽ sách giáo khoa) phải trùng nhau 
-GV yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm đôi: thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.
-GV yêu cầu HS dùng ê-ke để kiểm tra xem góc vuông xếp được có chính xác
-GV yêu cầu một vài học sinh gấp trước lớp
-GV nhận xét
-HS làm việc theo nhóm 4
-Các nhóm thực hiện.
-HS trình bày.
-Cả lớp bổ sung, nhận xét 
*Bài 2:
Thực hành: Xếp góc vuông.
-HS lắng nghe và trả lời
-Học sinh thực hành theo nhóm đôi: thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.
-HS dùng ê-ke để kiểm tra xem góc vuông xếp được có chính xác
-Một vài học sinh gấp trước lớp, cả lớp nhận xét.
* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp
-GV nhận xét
-GV dặn dò
-HS lắng nghe và thực hiện
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI: GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
-Làm quen với biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông; đọc tên góc.
-Sử dụng ê-ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông.
-Sử dụng ê-ke vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản.
-Biết gấp tờ giấy để tạo hình góc vuông.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
- Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ; phương tiện học toán
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Thước ê-ke; mô hình đồng hồ; một tờ giấy; hình vẽ các góc theo nội dung bài học, Thực hành 3 và 4 (nếu cần)
- HS: Thước ê-ke; mô hình đồng hồ; một tờ giấy	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi
-GV cho HS chơi trò chơi tạo góc vuông
-GV nhận xét
-HS chơi
2. Hoạt động Thực hành: (15 phút)
a. Mục tiêu: HS biết dùng ê-ke để kiểm tra góc vuông và góc không vuông
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi
*Bài 3: 
-GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm đôi: thực hiện rồi chia sẻ trong nhóm
*Bài 4:
-GV hướng dẫn HS: Tìm hiểu mẫu:
+ GV yêu cầu học sinh đọc tên hình: “Tứ giác ABCD”
+ Yêu cầu học sinh kể tên các góc của tứ giác ABCD (ví dụ: tứ giác ABCD có góc đỉnh A, góc đỉnh B,)
+ Yêu cầu học sinh dùng ê-ke để kiểm tra các góc của tứ giác ABCD.
- Giáo viên yêu cầu cho học sinh nhận biết các việc cần làm.
 1.Dùng ê-ke kiểm tra góc vuông.
 2.Thông báo kết quả kiểm tra.
-GV yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm 4
-GV khuyến khích học sinh thao tác trên bảng lớp (mỗi nhóm/ hình)
 Lưu ý: học sinh có thể dùng góc vuông bằng giấy (xếp ở bài 2) để thực hiện.
*Bài 5: Dùng ê-ke vẽ 1 góc vuông
-GV yêu cầu HS vẽ vào vở
-GV nhận xét
- HS thực hành theo nhóm đôi: thực hiện rồi chia sẻ trong nhóm
-HS quan sát và lắng nghe
+Học sinh đọc tên hình: “Tứ giác ABCD”
+Học sinh kể tên các góc của tứ giác ABCD (ví dụ: tứ giác ABCD có góc đỉnh A, góc đỉnh B,)
+Học sinh dùng ê-ke để kiểm tra các góc của tứ giác ABCD
-Học sinh nhận biết các việc cần làm.
-HS thực hiện nhóm 4
-HS trình bày trên bảng lớp
-HS vẽ vào vở
Góc vuông đỉnh I; cạnh IK, IH
2. Hoạt động Luyện tập (8 phút)
a. Mục tiêu: HS biết góc vuông và góc không vuông
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp
*Bài 1:
Chọn ý trả lời đúng.
Số góc vuông trong hình bên là:
A.   1                           B.  2
C.   3                           D.  4
-Tìm hiểu bài: 
+Yêu cầu của bài là gì? (Chọn ý trả lời đúng) 
+Tìm thế nào? (Dùng ê-ke kiểm tra góc vuông)
-GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi.
-Giáo viên lưu ý học sinh cách đặt thước.
-Khi sửa bài, GV yêu cầu một vài học sinh dùng ê-ke kiểm tra các góc ở hình vẽ trên bảng lớp
+ Chọn ý trả lời đúng) 
+ Dùng ê-ke kiểm tra góc vuông
-HS làm bài theo nhóm đôi.
-HS lắng nghe
-Một vài học sinh dùng ê-ke kiểm tra các góc ở hình vẽ trên bảng lớp
3. Hoạt động vận dụng (5 phút) 
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi
* Trò chơi AI TINH MẮT THẾ!
-Giáo viên cho học sinh quan sát các đồ vật xung quanh, thi đua kể tên các đồ vật có góc vuông 
Ví dụ: mặt bàn, quyển sách, 
-Đội nào kể được nhiều hơn thì thắng cuộc
-GV nhận xét
-HS chơi trò chơi
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
-GV nhận xét
-GV dặn dò
-HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_chan_troi_sang_tao_tuan_24_bai_goc_vuong.docx