Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 32, Bài: Xăng-ti-mét vuông (Tiết 2)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 32, Bài: Xăng-ti-mét vuông (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 32, Bài: Xăng-ti-mét vuông (Tiết 2)
TUẦN 32: Thứ tư, ngày . tháng .. năm KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN - LỚP 3 Bài: XĂNG – TI – MÉT VUÔNG ( TIẾT 2/2) LUYỆN TẬP SGK/Trang 70 Lưu ý thêm với các bạn đồng nghiệp: Trong toán học, tên của một điểm: viết chữ in hoa. Tên của đường thẳng: viết chữ thường. Tên của một hình: viết chữ hoa kiểu viết thường. Trong SGK HS trang 69 bài “Diện tích một hình” phần hình thành kiến thức, tên của các hình có viết hoa kiểu chữ viết thường. Nhưng các bài còn lại, tên của các hình lại viết hoa chữ in. Vì vậy, trong khi dạy trên lớp, khi viết mẫu trên bảng, các bạn thường xuyên lưu ý và nhắc nhở các em cách viết tên của một hình nhé! Trân trọng! Lỗi của SGK! I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Nhận biết biểu tượng 1 cm2 (diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 cm). - Nhận biết độ lớn của 1 cm 2, kí hiệu. - Bước đầu phân biệt chu vi và diện tích của hình, thực hiện phép tính với số đo diện tích. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề khi tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp toán học và hợp tác: hoạt động nhóm. - Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. - Năng lực tính toán, năng lực tư duy và lập luận toán học, khả năng sáng tạo. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao.làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trung thực: chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. - Tích hợp : Toán học và cuộc sống, Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: đồ dùng dạy học của phần cùng học - HS: HS: bộ đồ dùng học tập, giấy kẻ ô vuông ( mỗi ô có cạnh dài 1 cm) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV tổ chức hát để khởi động bài học. - GV cho HS quan sát hình ảnh thực tế và hỏi: 1 cm Câu 1: Các em hãy tính chu vi hình A (1 phút) Sau 1 phút, GV nêu các lựa chọn A. 16 cm B. 12 cm C. 8 cm D. 5 cm - HS nêu cách thực hiện, lớp bổ sung. GV chốt câu trả lời đúng, nhắc lại ghi nhớ: => Chu vi của một hình là tổng độ dài các cạnh của hình đó. Câu 2: Xăng-ti-mét vuông là gì? =>Xăng-ti-mét vuông là đơn vị đo diện tích. 1 cm2 là diện tích của của hình vuông có cạnh dài 1cm. GV gọi vài HS nhắc lại, Câu 3: Các em hãy tính diện tích hình A Sau 1 phút, GV nêu các lựa chọn A. 12 cm2 B. 10 cm2 C. 8 cm2 D. 5 cm2 - HS nêu cách thực hiện, lớp bổ sung. GV chốt câu trả lời đúng, nhắc lại ghi nhớ: -> ta lấy diện tích 1 ô vuông, nhân với số ô vuông của hình đó GV giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta cùng luyện tập thêm về cách tính diện tích của một hình và ôn lại cách tìm chu vi của một hình nhé! GV ghi tựa bài: Luyện tập - Xăng-ti-mét vuông - HS hát: - HS quan sát. - HS tính toán. - HS dùng thẻ ABCD nêu lựa chọn - HS nêu cách thực hiện. * Đếm số cạnh; * Đếm số cạnh của mỗi cánh hoa, sau đó nhân với 4;... - HS nêu ghi nhớ - Lớp nhận xét và bổ sung. - HS nhắc lại. - HS tính toán. - HS dùng thẻ ABCD nêu lựa chọn - HS nêu cách thực hiện. * Tính diện tích 1 ô vuông sau đó tìm diện tích của hình . 2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (30 phút) 2.1 Hoạt động 1 (10 phút): Luyện tập a. Mục tiêu: Thực hành tìm diện tích hình với đơn vị xăng-ti-mét-vuông b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cách tiến hành: GV nêu: Chúng ta cùng luyện tập thêm về đơn vị đo diện tích Xăng-ti-mét vuông qua các bài tập sau nhé! Bài 1: GV gọi 1 HS đọc đề bài. GV yêu cầu HS tìm và ghi vào vở Sửa bài: - HS nêu kết quả qua trò chơi đố bạn. Hình L: diện tích bằng 6 cm2 vì có 6 ô vuông. Hình M: diện tích bằng 9 cm2 vì có 9 ô vuông. Hình N: diện tích bằng 8 cm2 vì có (6 ô vuông và 4 nửa ô vuông ghép thành 2 ô vuông nên tổng cộng là có 8 ô vuông) GV chốt kiến thức 1 HS đọc yêu cầu của bài 1 - Lớp lắng nghe và quan sát. - Lớp làm vào vở. - HS sửa bài. - Lớp lắng nghe, nhận xét, chất vấn, hỏi cách thực hiện. 2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Ôn tập và thực hành a. Mục tiêu: - Bước đầu phân biệt chu vi và diện tích của hình. - Vận dụng giải bài toán thực tế có liên quan đến đơn vị đo diện tích xăng-ti-mét vuông. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Học nhóm, làm việc cá nhân. Bài 2: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của đề bài: – HS làm việc nhóm đôi nhận biết yêu cầu và thực hiện cá nhân viết vào sách/71 Sửa bài (2.a): Cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”: Gọi một số HS trình bày trước lớp. Hình D: diện tích bằng 6 cm2 và chu vi là 12 cm. Hình Q: diện tích bằng 6 cm2 và chu vi là 10 cm. Hình T: diện tích bằng 4 cm2 và chu vi là 10 cm. GV chốt kiến thức: Tìm diện tích ta đếm số ô vuông của hình. Tìm chu vi ta đếm số đoạn thẳng 1 cm viền xung quanh của hình. (GV lưu ý nhận xét cách viết tên hình, cách viết đơn vị cm2 trên bài làm của HS) Sửa bài (2.b): Gọi vài HS nêu bài làm. GV chốt kiến thức: Hình D và hình Q có diện tích bằng nhau nhưng chu vi khác nhau. Hình Q và hình T có chu vi bằng nhau nhưng diện tích khác nhau. Vì chúng có hình dáng khác nhau. - HS đọc đề bài, lớp lắng nghe – HS làm việc nhóm đôi nhận biết yêu cầu và thực hiện cá nhân viết vào sách/71 - HS chơi theo hướng dẫn của quản trò. - HS nêu cách tìm kết quả. - HS sửa bài. - HS nêu bài làm, lớp nhận xét Bài 3: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của đề bài: Sửa bài: - HSA Treo bài giải trên bảng. - HSB Đọc bài làm của mình. GV nhận xét cách trình bày, kết quả. (GV lưu ý nhận xét cách viết đơn vị cm2 trên bài làm của HS) - HS đọc đề bài, lớp lắng nghe - HS làm bài vào vở. - HSA thực hiện bài giải trên bảng phụ. - HSB Đọc bài làm của mình. - Lớp theo dõi, nhận xét cách trình bày trên bảng. HS lắng nghe * Hoạt động nối tiếp: (5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: HS làm việc cá nhân – GV cho HS đặt quyển sách toán trên mặt bàn. – Theo hiệu lệnh của GV, HS thao tác với hình trước mặt. * GV nêu: “Chu vi của hình” HS dùng đầu ngón tay tô một vòng theo các cạnh của quyển sách. * GV nêu: “Diện tích của hình” HS dùng bàn tay xoa lên bề mặt của quyển sách. GV chốt kiến thức: Chu vi của hình là dường viền xung quanh của hình đó. Diện tích của một hình là bề mặt của hình đó - HS thao tác theo hiệu lệnh của GV. GV nhận xét chung tiết học, khen các nhóm, các cá nhân học tập tốt cá nhân có tiến bộ trong học tập Dặn dò: Về nhà ôn lại bài Chuẩn bị bài: Diện tích hình chữ nhật. SGK/ 72 Cắt sẵn: 10 mảnh giấy kẻ ô vuông ( mỗi ô có cạnh dài 1 cm) 2 tờ giấy kẻ sẵn các ô vuông có cạnh 1 cm. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_3_chan_troi_sang_tao_tuan_32_bai_xang_ti_me.docx