Giáo án Toán Lớp 6 (Cánh diều) - Chương III, Bài 3: Hình bình hành
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 6 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 (Cánh diều) - Chương III, Bài 3: Hình bình hành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 6 (Cánh diều) - Chương III, Bài 3: Hình bình hành
Ngày soạn: // Ngày dạy: // BÀI 3: : HÌNH BÌNH HÀNH (3 TIẾT) 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Nhận biết được hình bình hành với các đặc điểm: hai cạnh đối song song với nhau và bằng nhau, hai góc đối bằng nhau. - Nhận biết một số vật thể trong thực tế cuộc sống có cấu trúc dạng hình bình hành như: đồ gỗ trang trí; lan can cầu thang, ... 2. Năng lực Năng lực riêng: - Vẽ được hình bình hành bằng thước khi biết trước vị trí hai cạnh kề của hình bình hành đó; tính được chu vi hình bình hành khi biết độ dài hai cạnh kể và tính được diện tích hình bình hành khi biết độ dài một cạnh cùng đường cao tương ứng. Năng lực chung: Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ. - Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV. - Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, các hình ảnh hoặc clip về những vật thể có cấu trúc dạng hình bình hành trong thực tế cuộc sống. + Bốn chiếc que, trong đó hai que ngắn có độ dài bằng nhau, hai que dài có độ dài bằng nhau, để xếp thành hình bình hành. 2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập: bút, bộ êke ( thước thẳng, thước đo góc, êke), compa, bút chì, tẩy, kéo, các mảnh bìa mỏng có dạng hình bình hành. + Đồ vật, tranh ảnh về hình bình hành. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: - GV thiết kế tình huống thực tế tạo hứng thú cho HS. - Tạo tình huống vào bài học từ hình ảnh thực tế, ứng dụng thực tế từ các hình trong bài. b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh. c) Sản phẩm: HS nhận dạng được một số hình và tìm được các hình ảnh trong thực tế liên quan đến hình đó. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu slide về bức tranh và đặt câu hỏi: “Quan sát hình dạng của bức tranh, em có biết đó là các hình gì?” - GV cho lần lượt các tổ trưng bày hình ảnh, sản phẩm về hình bình hành đã giao trước đó. - GV tổng kết số sản phẩm của các tổ và trao thưởng cho tổ chuẩn bị được nhiều đồ vật, hình ảnh về hình bình hành nhất. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý quan sát, lắng nghe, trả lời câu hỏi và trình bày. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện tổ báo cáo số lượng đồ vật, hình ảnh đã sưu tầm được như GV đã giao nhiệm vụ. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá, khen các tổ đã hoàn thành nhiệm vụ tốt và trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Hình bình hành đã được làm quen ở Tiểu học. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu chi tiết về các đặc điểm nhận dạng hình bình hành và củng cố lại công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành.” => Bài mới B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Nhận biết hình bình hành a) Mục tiêu: - HS nhận biết được hình bình hành và tìm được hình ảnh của hình bình hành trong thực tế. - HS tìm tòi, khám phá được một số yếu tố cơ bản của hình bình hành và đưa ra được một số nhận xét cơ bản về mối quan hệ của cạnh, góc, hình bình hành. b) Nội dung: HS quan sát trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: - HS nắm vững kiến thức và hoàn thành được các phần Hoạt động. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS thực hiện xếp bốn chiếc que, trong đó hai que ngắn có độ dài bằng nhau, hai que dài có độ dài bằng nhau để tạo hình bình hành như Hình 22, nhằm giúp HS thấy được sự tồn tại của hình bình hành cũng như một cách để tạo ra hình có dạng hình bình hành trong thực tiễn. Sau đó, GV cho HS thực hiện hoạt động 2. GV gợi ý: + Dựa trên ô vuông (hoặc cảm nhận bằng mắt thường) để xem ở Hình 23 hai cạnh đối PQ và RS; PS và QR có song song với nhau không. Cắt và dịch chuyển hình như hướng dẫn ở hoạt động 2b để so sánh cặp cạnh đối PQ và RS; cặp cạnh đối PS và OR; cặp góc đối PSR và PQR. - GV cho HS đọc phần nhận xét và xem Hình 25 để ghi nhớ kiến thức mới. - GV nhắc HS cách kí hiệu các yếu tố bằng nhau trên hình vẽ (Hình 25) và cách đọc các yếu tố được kí hiệu bằng nhau trên hình đó. - GV nhấn mạnh: Hình bình hành có các cặp cạnh đối song song và bằng nhau, các cặp góc đối bằng nhau. - GV chuẩn bị hình (như Hình 25) và yêu cầu HS chỉ rõ các yếu tố bằng nhau dựa theo các kí hiệu có ở hình đó. Sau đó, GV giúp HS biểu đạt lại nội dung phần nhận xét dưới dạng kí hiệu. - GV chuẩn bị một số hình tứ giác (như Hình 28) rồi cho HS quan sát và yêu cầu chỉ ra hình nào là hình bình hành. - GV yêu cầu HS cho ví dụ về hình tứ giác không phải hình bình hành. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát SGK, lắng nghe, ghi chú và thực hiện hoàn thành theo yêu cầu của GV. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS: Hoàn thành vở, trình bày miệng, trình bày bảng. - Các HS nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình học của HS, tổng quát lại các đặc điểm của hình chữ nhật, cách vẽ hình chữ nhật. I. Nhận biết hình bình hành Hoạt động 1: Hoạt động 2: a) Các cặp cạnh đối PQ và RS; PS và QR song song với nhau b) - Các cặp cạnh đối PQ và RS; PS và QR bằng nhau - Góc PSR và PQR bằng nhau * Nhận xét: Hình bình hành ABCD có: - Hai cạnh đối AB và CD, BC và AD song song với nhau. - Hai cạnh đối bằng nhau: AB = CD; BC = AD. - Hai góc ở các đỉnh A và C bằng nhau; hai góc ở các đỉnh B và D bằng nhau. Hoạt động 2: Vẽ hình bình hành a) Mục tiêu: - HS vẽ được hình bình hành khi biết độ dài hai cạnh. b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức và thực hiện hoàn thành được các Hoạt động Luyện tập. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn để HS thực hiện vẽ bằng thước kẻ và compa một hình bình hành khi biết hai cạnh kề theo các bước đã chỉ rõ ở hoạt động 3. (Nếu thấy HS còn lúng túng thì GV có thể vừa vẽ vừa gợi ý để HS quan sát vẽ theo.) - Sau đó, GV cho HS luyện tập vẽ bằng thước kẻ và compa một hình bình hành khi biết hai cạnh kề (như phần Luyện tập 1). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý nghe, hiểu, ghi chú và hoàn thành các yêu cầu của GV - GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trao đổi nhóm, giơ tay phát biểu, trình bày miệng, trình bày bảng - GV : kiểm tra, chữa và nêu kết quả. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. II. Vẽ hình bình hành Hoạt động 3: Vẽ hình bình hành ABCD, nhận AB, AD làm cạnh B1: Lấy B làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AD. Lấy D làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AB. Gọi C là giao điểm của hai phần đường tròn này B2: Dùng thước vẽ các đoạn thẳng BC và CD. Luyện tập 1: Vẽ hình bình hành MNPQ nhận hai đoạn thẳng MN và MQ làm cạnh B1: Lấy N làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính MQ. Lấy Q làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính MN. Gọi P là giao điểm của hai phần đường tròn này B2: Dùng thước vẽ các đoạn thẳng PN và PQ.. N PQ Q M Hoạt động 3: Chu vi và diện tích của hình bình hành a) Mục tiêu: - Giới thiệu công thức tính chu vi của hình bình hành. - HS xây dựng được công thức tính diện tích hình bình hành từ công thức tính diện tích hình chữ nhật. b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức và thực hiện hoàn thành được các Hoạt động Luyện tập. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS thực hiện các bước (từ bước 1 đến bước 5) như ở Hoạt động 4. (Vì đây là nội dung mới với HS nên GV cần gợi ý theo từng bước, sao cho HS có thể quy lạ (hình bình hành) về quen (hình chữ nhật) để suy ra cách tính diện tích của nó. (Nếu thấy HS còn lúng túng thì GV có thể vừa làm, vừa gợi ý để HS làm theo) - GV cho HS đọc phần kết luận và xem hình bên cạnh (trang 103, SGK) để ghi nhớ kiến thức và các công thức tính. - GV nhấn mạnh: Chu vi của hình bình hành được tính theo độ dài các cạnh, còn diện tích của hình bình hành tính được khi biết độ dài một cạnh và đường cao ứng với cạnh đó. - GV yêu cầu HS nêu lại công thức (cách tính) diện tích hình bình hành bằng lời. Sau đó GV giúp HS biểu đạt lại nội dung đó dưới dạng kí hiệu. - GV cho HS làm VD1, VD2. - GV hướng dẫn để HS hoàn thành được bài Luyện tập 2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý nghe, hiểu, ghi chú và hoàn thành các yêu cầu của GV - GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trao đổi nhóm, giơ tay phát biểu, trình bày miệng, trình bày bảng - GV : kiểm tra, chữa và nêu kết quả. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. III. Chu vi và diện tích hình bình hành Hoạt động 4: SGK – tr103) - Chu vi của hình bình hành là: C = 2(a+b) - Diện tích của hình bình hành là: S = a.h VD1:( SGK – tr104) VD2: ( SGK – tr104) Luyện tập 2: Độ dài viền khung ảnh bạn Hoa đã làm là: ( 13 + 18) x 2 = 62 cm Đáp số: 62 cm C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 1+ 2 ( SGK - tr 104) - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở. Bài 1 : Trong các hình trên: ABCD và EGHI là hình bình hành Bài 2: Chiều cao của hình bình hành là: 189 : 7 = 27 m Diện tích mảnh đất ban đầu là: 47 x 27 = 1269 (m2) - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức hoàn thành các bài tập được giao. c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 3 ( SGK – tr101) - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở. Bài 3 : - HS thực hành theo nhóm cắt các hình theo hướng dẫn của GV và hoàn thành yêu cầu của bài để ghép thành một hình bình hành. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Luyện vẽ hình bình hành - Luyện làm các BT trong SBT. - Tìm hiểu và đọc trước “Bài 4: Hình thang cân.” và sưu tầm đồ vật, tranh ảnh về hình thang cân theo tổ. ( Tổ nào sưu tầm được nhiều đồ vật, tranh ảnh nhất sẽ được phần thưởng của GV).
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_6_canh_dieu_chuong_iii_bai_3_hinh_binh_hanh.docx