Giáo án Toán Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1, Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp (Tiết 2)

docx 6 trang phuong 02/11/2023 800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1, Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1, Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp (Tiết 2)

Giáo án Toán Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 1, Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp (Tiết 2)
Ngày soạn: Ngày dạy:
TIẾT 2 - BÀI 1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS
Biết cách cho/ viết một tập hợp theo những cách khác nhau.
Năng lực
Năng lực riêng:
+ Biểu diễn một tập hợp theo những cách khác nhau.
Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
Phẩm chất
Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV:	Tài liệu giảng dạy; SGK; Giáo án PPT ( đối với phần HĐKĐ: GV kiểm tra trắc nghiệm dưới dạng trò chơi trên PPT)
- HS : Đồ dùng học tập; SGK.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
Mục tiêu: HS nhớ và củng cố lại kiến thức của tiết học trước.
Nội dung: HS quan sát trên màn chiếu, đọc câu hỏi và giải đáp nhanh.
Sản phẩm: Từ bài toán HS nhớ lại và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+GV chiếu Slide kiểm tra bài cũ các câu trắc nghiệm sau: (thời gian trả lời mỗi câu hỏi là 10s)
Câu 1: Cho B = {2; 3; 4; 5}. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau?
2 ∈ B
5 ∈ B
1 ∉ B
6 ∈ B
Câu 2: Các viết tập hợp nào sau đây đúng? A. A = [1; 2; 3; 4]
B. A = (1; 2; 3; 4)
C. A = 1; 2; 3; 4
D. A = {1; 2; 3; 4}
Câu 3: Viết tập hợp P các chữ cái khác nhau trong cụm từ: “HOC SINH”
P = {H; O; C; S; I; N; H}
P = {H; O; C; S; I; N}
P = {H; C; S; I; N}
P = {H; O; C; H; I; N}
Câu 4: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10. A = {6; 7; 8; 9}
B. A = {5; 6; 7; 8; 9}
C. A = {6; 7; 8; 9; 10}
D. A = {6; 7; 8}
Đáp án: 1 – D; 2 – D; 3 – A; 4 - A
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Đối với mỗi câu hỏi, HS đọc đề bài và có 10s suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về cách biểu diễn một tập hợp”.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 3: Cách cho tập hợp
Mục đích:
+ Biết cách cho một tập hợp và sử dụng hai cách viết một tập hợp.
+ Củng cố cách viết các kí hiệu “ ” và “”.
Nội dung:
+ GV giảng, trình bày.
+ HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu.
Sản phẩm: Kết quả của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
3. Cách cho tập hợp
- GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung trong SGK
VD: “B là tập hợp các số tự
trong vòng 2p ( GV gợi ý cách đọc kí hiệu gạch
nhiên lớn hơn 1 và nhỏ hơn
đứng “|” là “ sao cho”, “trong đó”, “ thỏa
10”
mãn”,
+ B = {2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}
- GV phân tích cho HS qua ví dụ khác:
+ B = { x | x là số tự nhiên,
“B là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 1 và nhỏ
1< x < 10}.
hơn 10”
Nhận xét:
+ GV gọi 1 HS biểu diễn tập hợp B dưới dạng
a) Liệt kê các phần tử của tập
liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp B.
hợp.
+ GV giảng: Ngoài cách liệt kê tất cả các phân
b) Chỉ ra tính chất đặc trưng
tử của tập hợp B, ta còn có thể viết B = { x | x là
cho các phần tử của tập hợp.
số tự nhiên, 1< x < 10}. Đây là cách chỉ ra tính
Thực hành 2:
chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp B.
a) E ={0; 2; 4; 6; 8}.
- GV cho HS rút ra Nhận xét như trong SGK –
- Tính chất đặc trưng của tập
tr8.
hợp E là: E gồm các số tự
- GV yêu cầu HS trao đổi, hoàn thành Thực
nhiên chẵn nhỏ hơn 10.
hành 2 vào vở và cho 2 HS lên chữa bài.
=> E = { x | x là số tự nhiên
- GV cho HS làm Thực hành 3 và yêu cầu 1 HS
chẵn và x < 10}.
lên bảng làm ý a), b); 1 HS làm ý c).
b) P = { x | x là số tự nhiên
- GV cho HS đọc, tìm hiểu mục “Em có biết?”
và 10 < x < 20}.
và phân tích, giới thiệu thêm cách minh họa tập
P = { 11; 12; 13; 14; 15; 16;
hợp bằng một vòng kín ( “ Sơ đồ Venn”).
17; 18; 19}.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Thực hành 3:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân
a) A = {8, 9, 10, 11, 12, 13,
- GV quan sát và trợ giúp các nếu HS cần
14}
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
b) 10 ∈ A; 13 ∈ A
- HS hoàn thành vở sau đó lên bảng trình bày.
16 ∉ A, 19 ∉ A
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
c)
Bước 4: Kết luận, nhận định
Cách 1: B = {8, 10, 12, 14}.
- GV chốt lại đáp án và tổng quát lại 2 cách cho
Cách 2: B = { x | x là số tự
một tập hợp:
nhiên chẵn, và 7 < x < 15}.
+ Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp.
+ Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các
phần tử của tập hợp.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
Sản phẩm: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 3 SGK – tr9
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án
Bài 3 :
Tập hợp cho bởi tính chất đặc trưng
Tập hợp cho bởi cách liệt kê phần tử
H = {2; 4; 6; 8; 10}
H là tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 11.
M = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,
14, 15}
M là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 15.
P = {11, 13, 15, 17, 19, 21}
P là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 9 và nhỏ hơn 22.
X = {Việt Nam; Lào; Campuchia; Thái Lan; Myanmar; Malaysia; Singapore; Indonesia; Brunei; Philippines; Đông Timor}
X là tập hợp các nước ở khu vực Đông Nam Á.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức
Nội dung: HS hoàn thành theo yêu cầu của GV
Sản phẩm: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS hòan thành bài tập vận dụng :Bài 4 - SGK –tr 9
HS suy nghĩ và trình bày vào vở.
GV yêu cầu 1 HS trình bày bảng.
Bài 4:
Tập hợp T gồm tên các tháng dương lịch trong quý IV ( ba tháng cuối năm) : T= { tháng 10 ; tháng 11 ; tháng 12}
Phần tử có số ngày là 31 là tháng 10 và tháng 12.
HS nhận xét, bổ sung.
GV đánh giá, chuẩn kiến thức.
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh
giá
Ghi
Chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập
thể)
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ,
cảm xúc của HS.
Báo cáo thực hiện công việc.
Hệ thống câu hỏi và bài tập
Trao đổi, thảo luận.
HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm	)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Hiểu và ghi nhớ hai cách cho một tập hợp.
Vận dụng hoàn thành các bài tập: Bài 1 ( SBT –tr7) + Bài 5 (SBT –tr8)
Chuẩn bị bài mới “ Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên” 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_chan_troi_sang_tao_chuong_1_bai_1_tap_hop.docx