Giáo án Toán Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 2, Bài 5: Hoạt động thực hành và trải nghiệm Vui học cùng số nguyên
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Toán Lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 2, Bài 5: Hoạt động thực hành và trải nghiệm Vui học cùng số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Chương 2, Bài 5: Hoạt động thực hành và trải nghiệm Vui học cùng số nguyên
Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 42 - BÀI 5: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM VUI HỌC CÙNG SỐ NGUYÊN MỤC TIÊU: Kiến thức: - Làm quen với các mô hình biểu diễn số nguyên âm và số nguyên dương. Năng lực Năng lực riêng: + Thực hành các phép toán cộng, trừ số nguyên trên mô hình thông qua các hoạt động trò chơi. Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Phẩm chất Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK, tài liệu bài giảng, giáo án ppt. 2 - HS : Đồ dùng học tập; SGK; Dụng cụ, nguyên liệu mà GV đã giao từ buổi trước: a. Nhóm 4 người: 100g đậu đỏ, 100g đậu đen, khay đựng. b. Mỗi tổ: + GV hướng dẫn 4 tờ giấy A1/ 4 tổ vẽ sẵn cành cây nằm ngang chiếm tỉ lệ 1/3 tờ giấy A1 và tô màu theo sở thích riêng của mỗi nhóm + Kéo, bút dạ. + Cắt sẵn 7 tấm bìa giấy kích thước 8×8, mỗi tấm bìa ghi sẵn một số từ -3 3 + Các tấm bìa nhỏ kích thước 5×5, mỗi tấm bìa vẽ các con sóc màu khác nhau và ghi tên 1 thành viên của nhóm ở dưới. Ví dụ: Mai - Sóc trắng; Đạt - sóc đen II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) Mục tiêu: Củng cố kiến thức cộng, trừ số nguyên Gợi mở bài thực hành. Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. Sản phẩm: Kết quả HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV kiểm tra đồ dùng, nguyên liệu của các nhóm mà GV đã hướng dẫn chuẩn bị từ buổi trước. GV đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ: +Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu. + Nêu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. + Nêu quy tắc cộng hai số đối nhau. + Nêu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi HS nhớ lại kiến thức và giơ tay phát biểu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS giơ tay phát biểu, trình bày miệng tại chỗ. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài ngày hôm nay chúng ta cùng thực hành thực hiện các phép toán cộng, trừ số nguyên trên mô hình thông qua các hoạt động trò chơi.” => Bài mới. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG Hoạt động 1: Trò chơi “Cộng đậu đỏ, đậu đen” Mục tiêu: Giúp HS làm quen với việc thêm một mô hình biểu diễn số nguyên âm và số nguyên dương. Thực hành các phép toán cộng và trừ số nguyên trên mô hình đó thông qua các hoạt động trò chơi. Nội dung: HS quan sát SGK tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. Sản phẩm: Kết quả của HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm ( khoảng 4 học sinh) GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn luật chơi cho cả lớp: hạt đậu đỏ tượng trưng cho số nguyên dương, hạt đậu đen tượng trưng cho số nguyên âm. + Mỗi số nguyên dương được thay bằng một số lượng hạt đậu đỏ tương ứng. + Mỗi số nguyên âm được thay bằng một số lượng hạt đậu đen tương ứng. + Khi cộng hai số nguyên cùng dấu, ta chỉ cần cộng số hạt đậu cùng màu. + Khi cộng hai số nguyên khác dấu, ta loại dần từng cặp đậu đỏ, đậu đen. (-2) + (-3)= -4 + GV chiếu slide biểu diễn Ví dụ cho HS dễ hình dung. - GV cho các nh thực hành sử dụn (+2) + 1 = +3 óm (+2)+ (-1)= hiện các phép tín (-3) + (+2)= -1 h sau: Nhóm 1, 3, 5 Nhóm 2, 4, 6 Nhóm 7, 9, 11 Nhóm 8, 10 a) (+3) + (+1) b) (+2) + (+2) c) (- 1) + (- 2) d) (- 2) + (- 3) e) (- 2) + (+3) g) (+2) + (- 2) h) 2 + (- 5) i) (-4) + (+5) g mô hình để thực Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội dung và thực hành thông qua việc thực hiện yêu cầu như hướng dẫn của GV. GV: quan sát và trợ giúp các nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện các nhóm nêu cách sử dụng mô hình để thực hiện phép toán của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chữa. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm và lưu ý HS những sai lầm hay mắc phải. Hoạt động 2: Trò chơi “ Sóc leo cành cây” Mục tiêu: Giúp HS tính nhẩm cộng, trừ số nguyên trên trục số thông qua một trò chơi hào hứng ( có thắng, thua). Nội dung: GV chia lớp thành 4 nhóm và hướng dẫn tổ chức các nhóm thực hiện. Sản phẩm: Kết quả của HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ. GV hướng dẫn các nhóm vẽ trục số kéo dài từ gốc cành đến đầu cành, với các giá trị từ - 5 đến 5. + Tại điểm -5 ghi chữ gốc cành. + Tại điểm 5 ghi chữ đầu cành. GV hướng dẫn cách chơi: + Đầu tiên, mỗi người lần lượt trộn lẫn các tấm bìa rồi rút được tấm bìa ghi số nào thì đặt hình sóc có tên của mình lên điểm đó trên cành cây. + Sau đó, mỗi người cùng trộn lẫn các tấm bìa và rút bìa như lần đầu, lấy số tại điểm mình đang đứng cộng với số rút được. + Ở lần kế tiếp thì lấy số tại điểm mình đang đứng trừ cho số rút được + Phải đảm bảo trộn lẫn các tấm bìa trước khi rút và phải luân phiên cộng, trừ, cộng, ... cho số đã rút được. + Người thắng là người đầu tiên có vị trí nhỏ hơn -5 ( nghĩa là đã đến được thân cây và leo xuống đất), hoặc là người cuối cùng còn lại trên cành cây. Người thua là người có vị trí nhỏ hơn +5 ( nghĩa là đã vượt quá đầu cành và rơi xuống đất). GV tổ chức cho các nhóm chơi và tìm ra người chiến thắng, GV tán thưởng và trao thưởng cho người chiến thắng đồ dùng học tập hoặc bim bim.. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành yêu cầu. GV: quan sát và trợ giúp các nhóm HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các nhóm thực hiện trò chơi, tìm ra người chiến thắng và báo cáo GV. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá, tổng kết. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú - Đánh giá thường xuyên: + Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. + Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân. + Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện - Phương pháp quan sát: + GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,.. + GV quan sát hành Báo cáo thực hiện công việc. Hệ thống câu hỏi và bài tập Trao đổi, thảo luận. theo nhóm, hoạt động tập thể) động cũng như thái độ, cảm xúc của HS. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm ) * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức chương 2. Xem và chuẩn bị làm trước một số bài tập của bài sau: hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm, các bài tập 1, 2, 3, 4 “Bài tập cuối chương 2” ( SGK – tr73). Chuẩn bị sản phẩm sơ đồ tư duy tổng kết nội dung chương II ra giấy A1 theo tổ. (GV hướng dẫn cụ thể)
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_6_chan_troi_sang_tao_chuong_2_bai_5_hoat_do.docx